Người dân Đà Nẵng đã "thanh lọc" khách du lịch Trung Quốc bằng cách nào?

Ngày đăng: 19/07/2016
27,587 Read
5,656 Share
Tin8 - Thời gian gần đây, khách Trung Quốc liên tục có những hành động cư xử thiếu văn hóa, gây khó dễ cho người dân khu vực Đà Nẵng bằng nhiều hành động khác nhau. Tuy nhiên, để “đối phó” với những thái độ tiêu cực này, người dân Đà Nẵng đã đáp lại bằng những cách cư xử rất thông minh, lịch sự nhưng không kém phần “đanh thép”, khẳng định sự dứt khoát, mạnh mẽ của người Việt.

Liên tục những sự việc do người Trung Quốc gây ra tại Đà Nẵng khiến người dân Việt Nam bức xúc như ngang nhiên sử dụng tiền Nhân dân tệ trên đất Việt, đưa ra hộ chiếu có “hình lưỡi bò” hoặc cư xử kém văn minh, đốt tiền Việt Nam trong quán bar, gây khó dễ cho người bán hàng rong… Mặc dù chưa ai có thể khẳng định những hành động của người Trung Quốc tại Đà Nẵng có mục đích gì, nhưng những điều đó cho thấy cách cư xử kém văn minh, lịch sự, thiếu tôn trọng người Việt của họ.

Đáp lại những hành động tiêu cực của khách du lịch Trung Quốc, người dân Đà Nẵng đã có nhiều cách ứng phó rất nhã nhặn và thông minh nhưng cũng không kém phần đanh thép, mạnh mẽ. Những hành động tiêu biểu dưới đây của người dân Đà Nẵng khiến cho chúng ta thêm yêu và tự hào về người Việt!

Treo biển không nhận tiền nhân dân tệ

Mô tả hình

Tiểu thương Đà Nẵng treo biển không nhận tiền nhân dân tệ - Ảnh: H. Long

Nhiều du khách Trung Quốc đến Đà Nẵng không tuân thủ quy định, xài tiền Trung Quốc như ở nước nhà, không chịu quy đổi tiền Nhân dân tệ sang tiền Việt và khi thanh toán thì chỉ nói ngắn gọn: “Tôi không có tiền Việt” với thái độ rất thiếu hợp tác.

Để đáp lại hành động ngang nhiên xài tiền Nhân dân tệ trên đất Việt của người Trung Quốc, hàng loạt nhà hàng, cửa tiệm... ở Đà Nẵng đã treo biển thông báo: “Quán chúng tôi không nhận tiền Nhân dân tệ” bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung. Sau đó, nhiều tiểu thương ở các chợ trên địa bàn Đà Nẵng cũng treo biển với nội dung “Không chấp nhận thanh toán bằng tiền Nhân dân tệ khi mua hàng”.

Người dân Đà Nẵng làm như vậy với mong muốn khách Trung Quốc không làm khó các tiểu thương bằng cách không chịu trả tiền Việt nữa. Thậm chí một số khách Trung Quốc có tiền Việt nhưng vẫn nói là chỉ có tiền Nhân dân tệ làm các chủ tạp hóa vô cùng khó xử.

“Ở đây, chúng tôi đón tiếp du khách của rất nhiều nước chứ không bài xích, từ chối bất cứ người của quốc gia nào. Tuy nhiên, khách đến uống nước thì phải thanh toán bằng tiền Việt chứ chúng tôi không chấp nhận họ trả tiền bằng Nhân dân tệ”, một chủ quán nước cho hay.

Mô tả hình

Nhiều du khách Trung Quốc cố tình sử dụng tiền nhân dân tệ thanh toán khi mua hàng mặc dù trong túi có tiền Việt - Ảnh: H. Long

Ông Khoái - một tiểu  thương trên đất Đà Nẵng - chia sẻ, vào cuối tuần trước, có một nhóm du khách người Trung Quốc đã đến quán TV Club uống bia. Đến lúc ăn uống và thư giãn xong xuôi họ rút tiền Nhân nhân tệ ra trả. Khi nhân viên của quán giải thích là không chấp nhận thanh toán tiền Trung Quốc thì vị khách kia mới rút tiền Việt ra trả và bỏ đi với một thái độ rất khó chịu.  

Một số tiểu thương kinh doanh ở khu vực chợ Cồn cho biết, sau khi được các cơ quan chức năng tuyên truyền, các tiểu thương ở đây đã “tẩy chay” những du khách xài tiền Nhân dân tệ. Họ chỉ chấp nhận những du khách thanh toán bằng tiền Việt Nam vì việc nhận tiền Nhân dân tệ khiến họ rất mất thời gian đi đổi.

Nhân viên lễ tân nhà nghỉ từ chối khách Trung Quốc vì hộ chiếu hình “lưỡi bò”

Mới đây có một nhóm du khách người Trung Quốc đến nhận phòng tại một nhà nghỉ ở Đà Nẵng. Ban đầu họ đặt phòng qua mạng, tuy nhiên chỉ sau vài chục phút đã có mặt trước nhà nghỉ. Khi anh Huy Dũng - lễ tân của nhà nghỉ yêu cầu kiểm tra hộ chiếu thì phát hiện trên đó có in “hình lưỡi bò”. Vừa nhìn thấy, anh Dũng đã nhanh tay chỉ vào hình ảnh đó và nói “cái này không đúng”. Sau khi nhóm du khách ngập ngừng vài giây thì rời đi trong tức tối. Sự việc xảy ra vào ngày 16-7.

Mô tả hình

Hải quan cửa khẩu Việt Nam không đóng dấu nhập cảnh cho các hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình lưỡi bò - Ảnh minh họa: Internet

Anh Dũng cho biết thêm, nhà nghỉ nơi anh làm việc chỉ kinh doanh với quy mô nhỏ, thỉnh thoảng mới có khách Tây còn khách Trung Quốc từ trước đến giờ chỉ tới được khoảng 2-3 lần. “Họ nói được tiếng Anh nhưng không chịu nói, chỉ sử dụng tiếng Trung. Họ còn mang theo trà nước… để dùng”.

Anh Dũng khẳng định, anh không sợ việc từ chối khách Trung Quốc làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của nhà nghỉ. “Tôi nghĩ hành động không nhận khách Trung Quốc hoàn toàn có thể thực hiện, để tỏ rõ cho họ thấy rằng người Việt Nam có thái độ và hành động cụ thể. Gia đình tôi kinh doanh nhỏ nên làm theo kiểu nhỏ, còn những khách sạn lớn hơn sẽ có cách riêng để không ảnh hưởng đến việc làm ăn”.

Đăng tải hình ảnh thiếu văn hóa của người Trung Quốc lên mạng xã hội

Trước đó, khách du lịch Trung Quốc tại Đà Nẵng còn có nhiều hành động rất quá đáng đối với những người bán hàng rong. Cụ thể như sự việc xảy ra vào ngày 4-7, một nhóm khách người Trung Quốc đã cư xử rất lỗ mãng với một chị bán chuối rong.

Mô tả hình

Những du khách hành xử thiếu văn hóa với chị bán chuối rong - Ảnh: Nguyễn Duy Khoái

Vào khoảng 8g20 sáng hôm đó, nhóm khách này gọi chị bán chuối rong trên đường Phan Châu Trinh dừng lại để mua chuối. Họ vừa ăn vừa ném vỏ bừa bãi vào gánh bán hàng của chị rất thiếu văn hóa. Khi ăn xong, họ lấy tiền Nhân dân tệ ra thanh toán. Khi chị bán chuối từ chối nhận tiền lạ, họ nói với nhau “xí xô xí xào” rồi lấy tờ 50 ngàn đồng ra trả. Lúc chị thối lại 10 ngàn tiền dư thì nhóm du khách này giữ chặt chị không cho đi mà không hiểu vì lý do gì. Họ còn giật cả nón của chị bán chuối và bẻ thêm một trái chuối còn trong nải nguyên ở gánh hàng rong của chị.

Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái đã vô tình chứng kiến được cảnh này và cảm thấy vô cùng bức xúc. Anh đã đối đáp với nhóm người này bằng tiếng Anh trong trạng thái tức tối, thậm chí còn quay video lại và kêu gọi người dân sống gần đó can thiệp. Anh chia sẻ rằng trước đó đã nghe nhiều về thái độ của một số người Trung Quốc tại Đà Nẵng và cảm thấy vô cùng căm phẫn, bây giờ khi nhìn thấy trực tiếp thì anh không chịu được và phải can thiệp ngay.

Sau khi sự việc kết thúc, nhạc sĩ Duy Khoái còn đăng tải video mình quay được lên mạng xã hội. Chỉ sau vài giờ đăng tải, video đã thu hút 24.000 lượt xem và 400 lượt chia sẻ. Nhiều người dùng mạng đã bày tỏ sự bức xúc của mình sau khi xem video. Hầu như không ai chịu được cách cư xử thiếu văn hóa của nhóm người Trung Quốc này.

Mô tả hình

Người đàn ông Trung Quốc giật cả nón của chị bán chuối rong - Ảnh: Nguyễn Duy Khoái

Những hành động trên đây của người dân Đà Nẵng chỉ là một vài trong số những cách phản kháng chung trước thái độ ngang ngược của một số du khách Trung Quốc. Mặc dù rất bức xúc nhưng những phản ứng bước đầu của người dân Đà Nẵng đã cho thấy cách hành xử rất văn minh và lịch thiệp nhưng không kém phần dứt khoát, đanh thép.

In 5000 cuốn sách về quy tắc ứng xử dành cho khách Trung

Mô tả hình

Phát cẩm nang du lịch tại sân bay Nội Bài - Ảnh: Internet

Trước những hành động khó coi của nhiều du khách Trung Quốc tại Đà Nẵng, đại diện công ty Vitour (Đà Nẵng) là ông Lê Tấn Thanh Tùng đã cho phổ biến quy tắc ứng xử khi đi du lịch tại Việt Nam bằng song ngữ Việt - Anh. Các quy tắc sẽ được phổ biến bằng cách phát ảnh động trên màn hình các xe du lịch. Với bộ quy tắc chuyển ngữ này, ông Tùng hy vọng nó sẽ giúp một số du khách Trung Quốc cải thiện cách ứng xử thiếu lịch sự của mình khi đi du lịch trên đất Việt.

Bên cạnh đó, ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng còn cho biết phía bộ sẽ phát hành sách về quy tắc ứng xử khi đi du lịch bằng tiếng Trung. Việc phổ biến sách này nhằm tuyên truyền, nâng cao ý thức của khách du lịch. Phía chính quyền cũng đã có cân nhắc hết sức kỹ lưỡng trong việc đưa bộ quy tắc vào thực tế sao cho thật tế nhị để tránh hiểu nhầm hoặc phản ứng ngược từ khách Trung Quốc.

Một lãnh đạo cho biết, các công ty du lịch, hướng dẫn viên khi phổ biến, ngoài truyền đạt những điều nên, không nên khi đi du lịch, cũng cần thể hiện tinh thần hiếu khách để họ không cảm thấy bị phân biệt đối xử. 

Mô tả hình

Bản thiết kế bộ quy tắc đang được in - Ảnh: Internet

Hiện tại, 5.000 bộ quy tắc ứng xử bằng tiếng Trung đang được Sở Du lịch Đà Nẵng cho in và sẽ được phát hành tại sân bay, nhà ga, các khu điểm du lịch, hệ thống khách sạn trong thành phố. Bản mềm bộ quy tắc ứng xử tiếng Trung cũng được gửi cho các công ty lữ hành quốc tế để chuyển cho đối tác phổ biến với khách trước khi du lịch. Đây là chiến dịch "Du lịch văn minh - Tự hào mình là người Việt" do các công ty phát động rất đáng tuyên dương.

NGÂN CA (Tin8, Ảnh: Internet)

27,587 Read
5,656 Share
(273)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang