Nếu tự tử có thể thật sự giải thoát cho người trong cuộc thì ai sẽ giúp những người ở lại vượt qua nỗi đau mất mát người thân?
Hiện trường nơi xảy ra vụ tử tự của hai vợ chồng - Ảnh: Dân Trí
Chết không toàn thây
Hai vợ chồng này ngụ tại thị trấn Con Cuông (huyện Con Cuông, Nghệ An). Người chồng là Lương Văn Trung (SN 1975), vợ là Nguyễn Thị Hợi (SN 1983).
Khoảng 10g ngày 15-6, người ta phát hiện ra thi thể nạn nhân, nhưng vì sức công phá quá lớn của quả mìn, cơ quan chức năng và gia đình phải rất khó khăn mới đem được thi thể về mai táng.
Cận cảnh đám tang của vợ chồng anh Trung, chị Hợi - Ảnh: Dân Trí
Cái chết bất ngờ của hai vợ chồng gây nên nhiều nghi ngờ. Một số người cho là do ghen tuông, nhưng phần đông thì nghĩ do vỡ nợ. Được biết, chị Hợi đã vay một số tiền rất lớn với lãi suất lên tới 10% mỗi tháng. Và rồi, khi tiền gốc và lãi quá lớn, vượt khỏi tầm thanh toán, có thể hai vợ chồng quyết định lấy cái chết để giải quyết.
Người dân đưa tang hai vợ chồng - Ảnh: Dân Trí
Đến bước đường cùng, có nên tự tử?
Vợ chồng anh Trung, chị Hợi đã tự tử như cách giải thoát, nhưng rõ ràng đó là lựa chọn rất thiếu trách nhiệm với hai đứa con thơ, đứa đầu 11 tuổi, đứa thứ hai mới lên 8.
Tưởng rằng chết là có thể trả được nợ, có thể “chạy làng”, có thể nhắm mắt xuôi tay không lo căng não tìm cách trả nợ? Tưởng rằng cái chết là liều thuốc hữu hiệu đã giải bài toán nợ nần? Thế còn hai đứa trẻ - chúng sẽ cảm thấy thế nào trước những mất mát quá lớn này, sẽ sống ra sao?
Tiền bạc dù nhiều đến đâu cũng không thể quý bằng tính mạng. Chẳng thế mà người Việt vẫn thường bảo nhau “còn người còn của” đấy thôi!
Nếu lâm vào bước đường cùng, bạn có nghĩ đến tự tử? - Ảnh: Internet
Mất của có thể tìm lại được, nhưng mất người là mất hết. Nếu chẳng may thấy mình lâm vào bước đường cùng vì thất tình, vỡ nỡ, thi trượt... - bạn có nghĩ đến cái chết không? Nếu có, xin hãy ngừng lại một giây để nghĩ về nỗi đau của những người rất yêu thương bạn khi bạn đột ngột ra đi nhé!
MỸ LANH (Tin8, Tổng hợp)