Những ông trùm khét tiếng một thời cuối cùng cũng phải đền tội bằng cái chết của mình - Ảnh: Internet
Năm Cam động viên, trấn an vợ
Lần cuối cùng chạm mặt vợ trong phiên tòa xét xử vụ Năm Cam, ông trùm vốn nổi tiếng đào hoa và khét tiếng trong “thế giới ngầm” thốt lên trong cay đắng: “Bà đừng khóc! Hãy cố gắng cứng cỏi để con cái đỡ hoang mang, sợ hãi. Một mình tôi làm chúng đau đủ rồi!”
Những ngày tháng cuối cùng được duy trì sự sống trong trại giam, Năm Cam thường xuyên đọc kinh phật và nghĩ đến sư cô Diệu Quang (con gái của y đã đi tu từ nhỏ). Y biết rằng những tội lỗi của mình phải bị trả giá theo thuyết nhân quả cuộc đời nên không có bất kỳ lời kêu oan nào. Y chỉ xin cuộc đời ban cho một ân huệ cuối cùng là linh hồn mình sớm được siêu thoát.
Rạng sáng ngày 3-6-2004, cán bộ trại giam tiến hành thủ tục chuyển trại cho 5 tử tù, trong đó có Năm Cam. Có lẽ tên tử tù họ Trương này đã linh cảm được cái chết của mình nên đêm trước đó, y tắm rửa rất sạch sẽ, yêu cầu được mặc một bộ quần áo tù nhân mới. Sau khi thủ tục chuyển trại hoàn thành, mỗi người ngồi trên một xe đặc chủng. Năm Cam tỏ ra lặng lẽ hơn ngày thường, bước chân vào xe hơi hơn những lần trước. Chính tuổi đời, kinh nghiệm sống lọc lõi đã khiến tội nhân khét tiếng này biết được điểm cuối của con đường chuyển trại lần này.
Vừa thoáng thấy tên mình trên cột bắn được xếp thành hàng ngang theo thứ tự, các phạm nhân đều run lên bần bật. Hóa ra, trong giây phút đối mặt với cái chết, một con người từng có thời lừng lẫy giang hồ, coi trời bằng vung như Năm Cam cũng trở về với bản ngã của mình.
Khánh Trắng bình tĩnh liếc nhìn chiếc quan tài màu đỏ
Năm 1997, Khánh Trắng và đồng bọn khiến truyền thông trong nước rúng động bởi những vụ án cướp giật, thanh toán giang hồ đẫm máu. Khi bị bắt, Khánh chỉ nghĩ rằng mình bị bắt vì vụ cướp trên phố Kim Mã. Nhưng không ngờ quá trình “làm loạn” xã hội của hắn đã bị cơ quan điều tra xâu chuỗi cho bản án tử hình.
Lúc này, Khánh vẫn còn khá bình tĩnh làm đơn giảm án. Tên trùm giang hồ này coi việc vào trại giam như một khoảng lặng để nghỉ ngơi, dưỡng sức trên chằng đường đời vốn đã quá mệt mỏi với những thù hằn và chém giết của hắn.
Song khi đơn xin giảm án của hắn bị bác, án tử hình vẫn giữ nguyên, Khánh biết rằng cái chết sẽ đến với mình trong nay mai. Sự bình thản mà Khánh cố ngụy biện cho mình chỉ là vỏ bọc. Thẳm sâu trong mình, ông trùm chợ Đồng Xuân một thời vẫn có những giây phút run rẩy và sợ hãi khi biết mình sắp lìa đời.
Rạng sáng một ngày tháng 10-1998, bản án tử hình dành cho Khánh Trắng thi hành tại trường bắn Cầu Ngà, Hà Nội. Sau khi hoàn thiện mọi thủ tục, Khánh vẫn kịp liếc nhìn chiếc quan tài màu đỏ được chuẩn bị sẵn, dựa đầu vào cọc tre đón nhận giây phút từ giã cuộc đời.
Vũ Xuân Trường mỉm cười với cán bộ thi hành án
Vũ Xuân Trường và đồng bọn từng là kẻ chủ mưu của nhiều vụ án ma túy gây trúng động dư luận thập niên 90 của thế kỷ trước. Dù có ma mãnh đến đâu, chúng cũng không thể thoát được sự trừng trị của pháp luật.
Rạng sáng một ngày tháng 3-1998, bản án tử hình dành cho Vũ Xuân Trường cùng 6 người khác gồm Bùi Danh Ca, Vũ Phong Mã, Đào Xuân Xe, Nguyễn Trọng Thắng, Dương Ngọc Thắng và Lại Thị Ngấn được thi hành. Dường như biết rõ hơn ai hết về tội lỗi của mình, Trường không một lơi ca thán mà chỉ mỉm cười với cán bộ thi hành án như biểu hiện chấp nhận cái chết đang chờ sẵn.
Thậm chí, Trường còn đủ sức trêu chọc đồng bọn. Lúc các tử tù lần lượt làm thủ tục kiểm tra danh chỉ bản, Lại Thị Ngấn chưa kịp lăn tay đã ngất xỉu, phải tiêm thuốc trợ tim. Một lúc sau, Ngấn tỉnh lại, Trường tiến đến bên cạnh cười khẩy: “Thế là thêm một con cave xuống đấy, đủ một mâm bảy người”.
Nghe thấy thế, Ngấn vừa trừng mắt nhìn Trường bằng đôi mắt căm thù vừa chửi tục nhưng lúc đó Trường đã vờ như không nghe thấy gì nữa, bước thẳng đến vị trí dành cho mình.
KHÁNH HÒA (Tin8, tổng hợp từ internet)