Ngành mía đường mắc kẹt vì tạm nhập tái xuất

Ngày đăng: 01/02/2018
3,820 Read
272 Share
Ngành mía đường đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi đường ngoại nhập. Số lượng tồn kho lên tới trên 200.000 tấn, trong khi niên vụ mới đã bắt đầu được hơn 2 tháng.
Tồn kho lớn

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ sản xuất 2018/2019 đã vào vụ hơn 2 tháng, nhưng lượng đường tồn kho của niên vụ cũ vẫn còn rất lớn. Nguyên nhân một phần do những tháng cuối năm 2017, tiêu thụ đường khá chậm vì các đối tác ngừng nhập hàng, trông chờ thời điểm thực thi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu đường khu vực ASEAN xuống 0%.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông Trần Thanh Nam cho biết, hiện giá đường trong nước sụt giảm còn khoảng 12.800 đồng/kg. Tồn kho tại các nhà máy còn khoảng trên 200.000 tấn.
Ngành mía đường mắc kẹt vì tạm nhập tái xuất. Ảnh: Nguyễn Đăng Lâm - TTXVN
Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, nhiều nhà máy chấp nhận bán đường dưới giá thành vẫn khó bán. Tuy vậy, các nhà máy vẫn duy trì giá thu mua mía cho nông dân, các địa phương không cho hạ giá thu mua. Đã có nhà máy phải tạm ngừng sản xuất.

Trên thực tế, các doanh nghiệp (DN) ngành mía đường nội địa còn chịu sự cạnh tranh của đường tạm nhập tái xuất. Hiện nay, trong nước còn khoảng 40.000 tấn đường tạm nhập, nhưng chưa được các DN kinh doanh tái xuất.

Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, nếu Chính phủ chấp nhận việc gia hạn thực hiện giấy phép tạm nhập tái xuất đến hết năm 2019, ngành mía đường trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn.  

Theo ông Doanh, các DN tạm nhập tái xuất lấy lý do giá đường trong nước cao khoảng 16.000 - 17.00 đồng/kg, kinh doanh không lãi bằng việc đi nhập đường nước ngoài với giá 13.000 - 14.000 đồng/kg, xuất đi khoảng 20.000 - 21.000 đồng/kg. Tuy nhiên, hiện  nay giá đường trong nước đã xuống thấp ở mức 13.000 - 14.000 đồng/kg, song các DN vẫn không mặn mà, mà mải miết kinh doanh đường tạm nhập tái xuất. Rõ ràng, việc tạm nhập tái xuất không đem lại lợi ích gì cho quốc gia, mà chỉ là câu chuyện lợi ích nhóm.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, năm 2016 Việt Nam hầu như không xuất được tấn đường nào. Năm 2017, một số cửa khẩu phụ của Trung Quốc biên giới với Lào Cai gồm: Mường Khương, Bản Vược, Na Lốc, Lũng Pô và Bản Quẩn đã mở cửa trở lại cho sản phẩm đường đi qua, nhưng các DN chỉ xuất tiểu ngạch được 2.500 tấn...
3,820 Read
272 Share
(346)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang