Trong những năm qua, hoạt động KHCN của EVN đã có chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả cao về nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào lĩnh vực sản xuất – kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Nhiều công trình điện trọng điểm được đầu tư công nghệ hiện đại, góp phần đưa trình độ KHCN ngành điện tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực.

EVN luôn chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ảnh: V.H
EVN tập trung nguồn lực phát triển, ứng dụng công nghệ nguồn và lưới điện hiện đại, hiệu suất cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, bảo vệ môi trường; ứng dụng rộng rãi công nghệ tiện ích cao.
Cụ thể, công suất tổ máy tuabin khí tăng lên 330 MW/tổ máy; công suất tổ máy nhiệt điện đạt 300-330 MW, công suất tổ máy của nhiệt điện than đạt 600-660 MW. Công nghệ đập bê tông đầm lăn là công nghệ tiên tiến đã được sử dụng tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, hệ thống truyền tải đã không ngừng mở rộng với nhiều đường dây và TBA có cấp điện áp 500 kV, các TBA có công nghệ cách điện bằng khí…; Tập đoàn đã đưa vào vận hành hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển giám sát tại Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia và 3 trung tâm điều độ tại 3 miền…
Thực tế cho thấy, năng lực nội tại về KHCN của EVN ngày càng được cải thiện, nâng cao, từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khách hàng và đầu tư xây dựng. Hoạt động quản lý KHCN đã từng bước được đổi mới, mang lại hiệu quả thiết thực. Cụ thể, chế tạo máy biến áp (MBA) cấp điện áp 500 kV đầu tiên công suất 3 x 150 MVA, đưa vào vận hành năm 2011; EVN đã đầu tư xây dựng và mua sắm nhiều thiết bị cho các phòng thí nghiệm trọng điểm cao áp, phòng thí nghiệm thuỷ lực; phòng thí nghiệm sét Gia Sàng; phòng thí nghiệm chất đốt và khí sinh học…
Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, hoạt động KHCN vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định. Mô hình tổ chức hiện tại của EVN chưa có đơn vị đầu mối thực hiện chức năng nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KHCN; năng lực nghiên cứu KHCN trong Tập đoàn còn hạn chế; năng lực KHCN của đội ngũ cán bộ kỹ thuật hiện chưa tương xứng với sự gia tăng về hàm lượng KHCN trong các thiết bị hiện đại được tiếp nhận và vận hành trong hệ thống.
Bên cạnh đó, mức độ chuyển giao công nghệ trong các dự án đầu tư xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị chưa đồng bộ. EVN với vai trò là người vận hành công trình, sử dụng sản phẩm, nên mối quan tâm chủ yếu chỉ dừng lại ở phạm vi hướng dẫn sử dụng, khai thác, vận hành mà chưa có các hợp đồng chuyển giao công nghệ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Đảng ủy Tập đoàn đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2020, KHCN điện phải đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đến năm 2030 hầu hết...