Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh (phải) cùng đại diện 10 nước tham gia lễ ký Hiệp định CPTPP chụp ảnh chung tại hội nghị ở Santiago ngày 8/3. Ảnh: AFP/TTXVN |
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết, sau khi Việt Nam và 10 quốc gia khác vừa ký kết hiệp định Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ngày 9/3, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo mới "Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam" cho thấy, Hiệp định này sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế to lớn cho Việt Nam.
Theo báo cáo "Tác động kinh tế và phân bổ thu nhập của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương: Trường hợp của Việt Nam", những hiệp định thương mại đa phương như: CPTPP sẽ bổ sung động lực cho mô hình tăng trưởng dựa trên đầu tư và xuất khẩu của Việt Nam. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Ngay cả khi dựa trên những giả định khiêm tốn, Hiệp định CPTPP dự kiến sẽ góp phần làm tăng thêm 1,1% GDP tính đến thời điểm 2030. Với thêm giả định tăng năng suất khiêm tốn, CPTPP sẽ góp phần làm GDP tăng thêm 3,5%”.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương dự kiến sẽ mang lại lợi ích cho mọi nhóm thu nhập, những lao động có tay nghề cao và thuộc nhóm có thu nhập 60% từ trên xuống sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Ngoài ra, dự...