Đó là vấn đề được nhiều đại biểu đưa ra tại hội thảo về quan điểm định hướng xây dựng chính sách, pháp luật về mại dâm, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, diễn ra ngày 28-3.
Nên xây dựng theo hướng đồng ý
Ông Nguyễn Trọng Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp), cho biết trong những năm qua, để kiểm soát và quản lý mại dâm, Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại còn hạn chế, trong đó có cơ chế, tức chưa công nhận mại dâm là một nghề.
Ông Nguyễn Trọng Đạt cho rằng cần thừa nhận mại dâm là một nghề để thuận tiện trong việc kiểm soát. Ảnh: VIẾT LONG
“Vì vậy, theo tôi việc xây dựng Luật về mại dâm phải xem đây là một nghề. Theo đó, sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, chẳng hạn như người bán dâm phải đăng ký, được khám sức khỏe định kỳ hàng tháng để hạn chế tối đa các bệnh lây lan qua đường tình dục… Thậm chí, thành lập tổ chức để kiểm soát hoạt động này và có nộp thuế cho Nhà nước…”- ông Đạt nêu quan điểm cá nhân.
Ông Đạt cũng thừa nhận, để xem mại dâm là một nghề ở Việt Nam không hề đơn giản, nhưng phải nhìn vào tình hình thực tế hoạt động mại dâm hiện nay, không nên cố lảng tránh. Đối với tên gọi là một nghề, theo ông Đạt ban đầu có thể không quen, do vướng thuần phong mỹ tục… nhưng dần dần sẽ trở nên bình thường. Tuy nhiên, cũng phải có đánh giá tác động xã hội và nghiên cứu một cách thấu đáo.
Không phản bác lại ý kiến trên nhưng ông Nguyễn Xuân Lập, Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định việc thừa nhận mại dâm là một nghề rất khó. Nguyên nhân, ngoài những yếu tố thuần phong mỹ tục, nếu là nghề phải có những điều kiện đi kèm như nơi làm việc, hình thức quảng cáo như thế nào, thu nhập ra sao…
“Đó là chưa kể theo Luật giáo dục nghề nghiệp phải được đào tạo, như vậy bao giờ mới được hành nghề… cái này vô cùng khó”, ông Lập nhận định.
Không thừa nhận nhưng vẫn...