Tại Anh, Mỹ (nước theo hệ thống Thông luật - Common Law) hình phạt lao động công ích được áp dụng với những người phạm tội chưa nghiêm trọng tới mức phải chịu thi hành án phạt tù. Đây là hình thức buộc người phạm tội “chuộc lỗi” với cộng đồng địa phương, thường là những công việc liên quan tới cải thiện môi trường sống và khung cảnh địa phương, chẳng hạn như sơn sửa lại tường bị vẽ bậy, thu dọn rác thải và trang trí không gian công cộng...
Ngoài các công việc thông thường, thẩm phán có thể “tùy biến” lựa chọn hình phạt để phù hợp với hành vi của người phạm tội. Chẳng hạn, tài xế lái xe khi say rượu có thể bị phạt diễn thuyết trước cả một trường học về vấn đề tại sao lái xe khi say là hành vi đáng bị lên án.
Tại Mỹ, thậm chí đã có trường hợp một học sinh cấp 3 có hành vi phân biệt chủng tộc đã bị thẩm phán Tòa thanh thiếu niên buộc phải đọc và tóm tắt nội dung của nhiều cuốn sách về lịch sử và nguyên nhân của nạn phân biệt chủng tộc.
 |
Chiếc áo phản quang màu cam với dòng chữ “community payback” (tạm hiểu là “gửi trả cộng đồng”) dành cho người phải lao động công ích. |
Trong khi xét xử, một thẩm phán ở Anh có thể tuyên buộc người phạm tội phải lao động từ 40 đến 300 giờ không được trả công, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
Để đảm bảo bản án của tòa được thi hành một cách hiệu quả, người phạm tội có thể sẽ phải lao động dưới sự theo dõi của một viên chức quản lý. Trong khi làm việc, người này còn buộc phải mặc một chiếc áo phản quang màu cam bắt mắt, dễ nhận diện.
Với những người thất nghiệp, họ sẽ phải làm việc liên tục 3-4 ngày/tuần để thực hiện xong bản án của mình. Với người vẫn đang đi làm, việc lao động công ích sẽ được sắp xếp vào buổi tối hoặc vào dịp cuối tuần.
 |
Siêu mẫu khi tới trình diện cảnh sát. |
Siêu mẫu Naomi Campbell từng bị Tòa án ở Mỹ tuyên phạt 5 ngày lao động công ích vào năm 2007. Lý do, trong cơn bực tức, cô đã ném điện thoại vào đầu người giúp việc tại nhà. Naomi Campbell đã phải tới tại Cục Vệ sinh New York để nhận công việc thu com rác thải thành phố, thực thi đầy đủ phán quyết của toà.
Ngôi sao nhạc pop của thập niên 1980 là Boy Geogre từng phải lao động công ích ở New York vào 2005 do báo trộm giả. Ca sĩ Culture Club bị cáo buộc làm lãng phí thời gian của cảnh sát và bị tuyên 5 ngày lao động công ích, đi kèm khoản tiền phạt 1.000 USD và phải tham...