Khu di tích Yên Tử được đầu tư, tôn tạo như thế nào?

Ngày đăng: 03/03/2018
3,482 Read
217 Share
Nhiều công trình ở khu di tích Yên Tử lâu nay được đầu tư, tôn tạo từ tiền công đức của người dân.
Thu phí ở Yên Tử gây nhiều tranh cãi
 
 

 Người dân nêu thắc mắc về việc thu phí tham quan ở Yên Tử

Những ngày đầu tháng Giêng âm lịch, nhiều người du xuân, cúng lễ ở Yên Tử (TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã thắc mắc việc tỉnh này thu phí tham quan, với mức thu 20.000 đồng/trẻ em và 40.000 đồng/người lớn.

Nhiều người cho rằng việc thu phí là không hợp lý, “đi lễ chùa cũng phải nộp phí thì mất hết ý nghĩa”. Họ cũng băn khoăn, chùa ở Yên Tử có từ lâu đời và việc trùng tu xây dựng lâu nay chủ yếu từ tiền công đức, nghĩa là tuỳ tâm của người dân và doanh nghiệp, "sao bây giờ chính quyền địa phương lại thu phí tham quan với mức thu cố định".

Khi được báo chí nêu câu hỏi về nội dung trên, lãnh đạo Bộ Văn hóa khẳng định tỉnh Quảng Ninh thu phí “đúng quy định” và đây cũng là chủ trương chung của một số địa phương để có nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo di tích.

Trong thực tế lâu nay khu di tích Yên Tử đã được đầu tư, tôn tạo như thế nào?

"Tiền công đức có năm khoảng 30 tỷ đồng"

Ông Phạm Văn Dược, Phó trưởng Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cho biết, từ năm 2007 trở về trước, tiền công đức ở Yên Tử do UBND TP Uông Bí đứng ra tổ chức thu và nộp ngân sách theo quy định. Từ năm 2007 đến nay, tiền công đức giao cho nhà chùa quản lý và một số cơ quan tham gia giám sát.

Nhiều người đi du xuân, cúng bái ở Yên Tư bức xúc vì tỉnh Quảng Ninh thu phí. Ảnh: Minh Cương

Nhiều người đi du xuân, cúng bái ở Yên Tư thắc mắc vì tỉnh Quảng Ninh thu phí tham quan. Ảnh: Minh Cương

Theo ông Dược, người dân công đức vào chùa bằng nhiều cách khác nhau, có người bỏ vào hòm công đức, có người cúng trực tiếp vào chùa hoặc xây dựng hạng mục nào đó… Hàng năm tiền công đức ở Yên Tử đều được thống kê, có năm khoảng 30 tỷ đồng, năm 2017 là hơn 17 tỷ đồng. 

Hòm công đức được niêm phong, khi nào nhà chùa thấy nhiều sẽ mở để kiểm tra dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước và được lập biên bản, sau đó bàn giao số tiền lại cho nhà chùa quản lý, sử dụng.

Trong tổng số tiền công đức thu được, 4% trích lại cho Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử để làm công tác an ninh, làm thêm giờ. Hiện Ban quản lý có 69 cán bộ, công nhân viên bảo vệ khoảng 3.000 ha rừng, được chia ra các điểm trực chốt trên núi và bên dưới. 

"Việc xây dựng một số công trình lớn như chùa Đồng và tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông do nhà chùa kêu gọi và được làm từ tiền công đức, cúng vào chùa. Còn hệ thống đường từ quốc lộ 18A vào chùa, hệ thống điện chiếu sáng khu vực bến xe,... là tiền ngân sách Trung ương chuyển về", ông Dược cho biết.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết - Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, Trụ trì Khu di tích Yên Tử, cho biết, hiện tiền công đức vào Yên Tử vẫn do Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh quản lý.

"Các chùa trên cả nước trực thuộc Giáo hội quản lý, giám sát tiền công đức như thế nào thì ở Yên Tử cũng quản lý như thế. Tiền công đức hàng năm được dùng vào việc xây dựng, trùng tu chùa chiền, nuôi tăng ni, tiếp khách...”, Thượng tọa Thích Thanh Quyết nói.

Khu vực soát vé lối đi bộ ở Yên Tử. Ảnh: Minh Cương

Khu vực soát vé lối đi bộ ở Yên Tử. Ảnh: Minh Cương

Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó trưởng ban kiêm Chánh thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho biết, “chúng tôi đã nhiều lần góp ý về việc bán vé tham quan Yên Tử, bằng văn bản cũng như nêu ý kiến tại hội nghị, nhưng chính quyền không chấp thuận”.

Đại đức Thích Đạo Hiển nói, người dân đến Yên Tử có đến 90% là đi lễ, chứ không phải tham quan vãn cảnh. Trong khi chính quyền lại ghi trong vé là “tham quan” nên sẽ làm sai lệch mục đích người dân đi lễ. Hơn nữa, căn cứ vào quy định hiện hành, người dân đi lễ được tự do không bị ngăn cản.

"Việc tôn tạo ở Yên Tử trong nhiều năm qua được Giáo hội kêu gọi đầu tư xã hội hóa, tức là nguồn công đức của nhân dân. Người dân công đức để xây dựng trùng tu vì vậy người dân phải được thừa hưởng khi đến đây", Đại đức Thích Đạo Hiển nhấn mạnh.

Doanh nghiệp đầu tư nhiều hạng mục để thu phí

Đơn vị tham gia đầu tư nhiều nhất ở khu di tích Yên Tử trong những năm qua là Công ty Tùng Lâm. Lãnh đạo đơn vị này cho hay, phía công ty đầu tư nhiều hạng mục như cáp treo, bãi gửi xe, xe điện và niêm yết giá công khai. Cụ thể, sử dụng cáp treo 300.000 đồng/vé khứ hồi; đi xe điện 20.000 đồng/vé khứ hồi; gửi xe máy 10.000 - 20.000 đồng...

"Việc sử dụng dịch vụ của công...

3,482 Read
217 Share
(347)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang