Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng nêu rõ: Hoạt động nhân đạo, từ thiện cần xuất phát từ tâm và đúng nghĩa, không lạm dụng việc nghĩa để "đánh bóng" tên tuổi, làm sai hoặc méo mó đi ý nghĩa nhân đạo vì bất cứ mục đích nào…
Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Trần Quốc Hùng chia sẻ: Hoạt động nhân đạo, từ thiện không phải là việc riêng của Hội Chữ thập đỏ hay bất cứ tổ chức nào mà Nhà nước khuyến khích tất cả các cá nhân, tổ chức tham gia. Thông qua các hoạt động nhân đạo sẽ giúp con người hướng thiện, hoàn chỉnh nhân cách, cảm thông với những con người kém may mắn. Những hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp không chỉ về vật chất mà còn được sẻ chia về tinh thần từ sự quan tâm, đồng cảm của cộng đồng.
Đồng chí Trần Quốc Hùng, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao quà cho các gia đình bị ảnh hưởng do đợt mưa lũ vừa qua tại xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, ngày 14/11. Ảnh: Vũ Hà/TTXVN |
Ông Trần Quốc Hùng cho biết, có những đợt Trung ương Hội xuống địa phương thăm hỏi và trao đồ cứu trợ thì được nghe bà con phản ánh về việc ngập tràn hàng cứu trợ là đồ cũ tại UBND xã. Nguyên nhân được lý giải là do những người làm từ thiện theo kiểu tự phát, khi nhận được đồ quyên góp thì không xem xét, phân loại trước mà chuyển tất cả đồ được quyên góp về địa phương, dẫn tới việc người dân nhận được nhiều đồ cứu trợ không phù hợp, rách nát, hư hỏng…
Thông thường, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cũng như các đội cứu trợ, hoạt động tình nguyện chuyên nghiệp thường dành thời gian sàng lọc, thậm chí giặt là, lau chùi đồ dùng cũ, phân loại theo nhu cầu của người được tặng, chia ra đồ mang tới trường học, đồ người lớn, trẻ nhỏ….
Ông Trần Quốc Hùng cũng nhấn mạnh: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện điều phối để hàng cứu trợ đều ở mức người dân có thể chấp nhận, sử dụng được; hàng cứu trợ phải đúng là cái người dân cần để duy trì cuộc sống. Những đồ cứu trợ quá cũ, không phù hợp với nhu cầu người dân khi được chuyển tới địa phương, các cấp ủy, chính quyền không thể không nhận, nhưng nhận xong cũng không biết phải làm gì, bỏ đi hay tiêu hủy đều cần có sự đồng ý của cả một hội đồng.
Việc cứu trợ theo cách tự phát như vậy vừa làm khó các cấp ủy, chính quyền, vừa lãng phí công sức, tiền bạc vận chuyển hàng tới địa phương… Vẫn biết việc chia sẻ tình cảm với bà con có hoàn cảnh khó khăn là việc làm tốt, đáng hoan...