Thực trạng hát Quốc ca được đưa vào đề thi Văn năm nay tại TP.HCM - Ảnh: Internet
Đừng hát Quốc ca chế!
Hầu hết các em học sinh đều khá bất ngờ và hứng khởi với đề thi môn Văn năm nay.
Đề đưa ra trích đoạn bài báo nói về cảm xúc của một gia đình khi xem cầu thủ cất vang Quốc ca trước trận đấu bóng đá tại SEA Games, và yêu cầu thí sinh liên hệ với tình trạng hát Quốc ca trong nhà trường.
Đề thi này được đánh giá là khá sâu sắc và có ý nghĩa, đề thi đã vượt qua khỏi rập khuôn theo kiến thức của sách giáo khoa, hướng mở gợi cho học sinh nhiều cảm hứng.
Hát Quốc ca bằng thái độ nghiêm túc là biểu hiện của lòng yêu nước - Ảnh minh họa: Internet
Trong giờ chào cờ, khi bài hát Quốc ca được vang lên, các em chỉ hát cho lấy lệ, thậm chí một số bạn còn đùa cợt và chế lời. Việc này gây méo mó truyền thống và tinh thần của dân tộc. Quốc ca chính là linh hồn của đất nước, và những giai điệu hào hùng ấy chính là minh chứng cho sự nghiệp gian khổ dựng và giữ nước của cha ông.
Đề thi hãy cứ phá cách và thực tế như thế
Nhiều thầy cô và học sinh nhận xét đề thi năm nay vừa sức và thực tế. Đề thi vừa yêu cầu học sinh phải có kiến thức vững về các tác phẩm văn học trong sách vừa phải có hiểu biết thực tế cuộc sống, bày tỏ được quan điểm cá nhân, nhìn trên nhiều góc độ để có sự hiểu biết sâu sắc nhất.
Đề thi Văn ở Hà Nội cũng đáng được chú ý khi đề cập đến mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Xu hướng ra đề thi các năm gần đây, đặc biệt là môn Văn luôn bám sát thực tế, độc đáo và đầy bất ngờ.
Hãy hát Quốc ca bằng tất cả trái tim - Ảnh minh họa: Internet
Đề thi theo hướng gợi mở như vậy vừa khơi gợi những suy nghĩ, cảm nhận của học sinh từ những hình ảnh trực quan, vừa làm rõ vấn đề qua phần diễn giải.
Chúng ta nên có thêm những đề thi phá cách như vậy để phát triển tư duy nhận thức và lập luận sắc bén của các em. Đó là nền tảng tốt cho một nền giáo dục tiến bộ và có chiều sâu.
KHẢ NGÂN (Tin8)