Gần 5 triệu hành khách đi xe buýt nhanh BRT sau 1 năm vận hành

Ngày đăng: 01/03/2018
3,291 Read
252 Share
Sau hơn 1 năm vận hành, tuyến đã thực hiện được gần 124.500 lượt vận chuyển hành khách, sản lượng hành khách vận chuyển vừa cán mốc gần 5 triệu khách. Báo Tin tức có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thủy, Giám đốc Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT Hà Nội về những giải pháp để vận hành tuyến xe buýt nhanh hiệu quả hơn.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 sau hơn 1 năm vận hành thể hiện được mặt tích cực như thế nào và mặt hạn chế nào cần phải khắc phục thời gian tới, thưa ông?
Nhiều chuyến BRT quá tải khách.

Tuyến buýt nhanh BRT 01 đoạn Bến xe Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa là loại hình có nhiều ưu điểm hơn xe buýt thông thường sau hơn 1 năm vận hành, như vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện để khẳng định tuyến buýt xương sống nội đô. 

Mặc dù là loại hình vận tải mới, từ giai đoạn đưa tuyến vào vận hành cho đến nay còn gặp nhiều khó khăn, buýt BRT vừa vận hành vừa phải hoàn thiện, khắc phục nhiều hạng mục bất cập. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết tâm từ UBND TP Hà Nội, sự vào cuộc tích cực của các lực lượng chức năng và đặc biệt là sự ủng hộ của dư luận, BRT 01 bước đầu đã được người dân chấp nhận và đánh giá tốt về chất lượng phục vụ, ý thức tham gia giao thông trên hành lang tuyến cũng dần tạo được thói quen và chấp hành kỷ luật về làn đường tương đối tốt. Có làn đường dành riêng, BRT chạy nhanh hơn buýt thường khoảng 30%, thời gian chạy xe ổn định, đúng giờ, tạo độ tin cậy cho hành khách.
Đề xuất cho xe khác đi vào làn đường BRT 01 có khả thi trước hình ảnh này.
Mặc dù kết quả bước đầu đã khẳng định loại hình buýt nhanh BRT có nhiều ưu điểm hơn xe buýt thông thường, nhưng với những yêu cầu từ thực tiễn cho một loại hình vận tải công cộng tiên tiến, thì tuyến BRT đầu tiên này vẫn còn bất cập cần tiếp tục hoàn thiện thời gian tới.

Cụ thể, do chưa có hệ thống vé tự động (vẫn áp dụng loại vé giấy truyền thống), nên hiện chưa thống kê được lưu lượng hành khách theo thời gian và các cung chặng trên tuyến. Chưa có hệ thống đèn tín hiệu ưu tiên cho BRT qua các nút giao thông, nên mặc dù đã có làn đường riêng, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc đảm bảo lưu thoát cho BRT khi qua các nút giao. Chưa có hệ thống thông tin điện tử, kết nối trực tuyến các xe BRT theo thời gian thực tại các nhà chờ BRT.
Làn đường BRT01 chạy đêm.
Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội vừa có đề xuất lên Sở GTVT Hà Nội trong quý I/2018 cho phép khai thác tối đa công năng của làn xe buýt nhanh BRT theo hướng, hàng ngày dự kiến có khoảng 5 - 6 tuyến xe buýt thường sẽ được chạy trên làn BRT và từ 23 – 4 giờ hàng ngày cho các xe khác được chạy bình thường trên làn đường này. Trước mắt, Trung tâm đã điều chỉnh lộ trình, giờ chạy của các tuyến buýt thường để khi lưu thông trên tuyến BRT tránh trùng lắp, cản trở hoạt động của các xe BRT.
Ngoài ra, khoảng cách từ vỉa hè qua cầu đi bộ đến nhà chờ còn xa, nhiều điểm chưa có hệ thống vạch và đèn tín hiệu cho người đi bộ sang đường; chưa có điểm gửi xe cá nhân cho hành khách tại các khu vực lân cận nhà chờ BRT. Đặc biệt, hệ thống tạo mạng gom và cấp khách đi/đến các nhà chờ từ các hướng khác nhau trong Thành phố (đến các cơ quan, trường học, khu dân cư đông) còn hạn chế…

Từ khi buýt nhanh đi vào hoạt động chưa có hiện tượng ùn tắc giao thông nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, BRT đang có dấu hiệu quá tải, trung bình đạt 70 khách/chuyến giờ cao điểm, nhưng nhiều chuyến chở tới 100 - 110 khách, quan điểm của ông về vấn đề này?

Tuyến BRT 01 có chiều dài 14,7...
3,291 Read
252 Share
(298)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang