Dựa vào khoa học để bắt kẻ ấu dâm, những nhà điều tra thật tài ba! Hy vọng họ sẽ tìm ra những kẻ đồi trụy này để đưa những tội ác thầm lặng ra ánh sáng, bảo vệ trẻ em!
Từ một chứng cứ rất nhỏ, cảnh sát cũng có thể giải quyết được một vụ án. Năm 2012, chỉ là một bức ảnh đơn giản chụp cảnh đi chơi ngày nghỉ của một người phụ nữ và một đứa bé nhưng cuối cùng, nó lại là chìa khóa để giải mã cho vụ án ấu dâm tại Mỹ.
Khung cảnh trong ảnh là một thảm cỏ xanh, cùng với một người phụ nữ và một đứa trẻ đang cầm trên tay con cá mới câu được, từng đó chứng cứ đã giúp cảnh sát tìm tới một khu cắm trại ngoài trời tại Rickville, Minesota.
Quá trình điều tra chỉ từ một bức ảnh mờ ảo

Việc đầu tiên, các nhân viên điều tra phải tìm ra địa điểm tấm ảnh này được chụp. Họ đã lấy riêng hình ảnh con cá ra và gửi tới Đại học Cornell để xác nhận giống cá. Ông Jim Cole thuộc Chương trình Xác định danh tính nạn nhân tại Lực lượng Quản lý Việc nhập cư ICE, một đơn vị trực thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ nhắc lại.
Những chuyên gia tại trường đại học sẽ xác định giống cá để tìm ra những vị trí địa lý mà loài cá này hay cư ngụ. Sau đó, các nhà điều tra sẽ gỡ hình ảnh của hai cá nhân trong ảnh ra rồi gửi ảnh cho giới truyền thông địa phương (nơi có loài cá kia sinh sống) để tìm người nhận ra được vị trí trong ảnh. Theo lời ông Cole nói, đó là phương pháp thu hẹp đáy bể lại để mò kim.
Đó chỉ là một ví dụ về cách thức Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cũng như bất kì cơ quan điều tra nào trên toàn thế giới sử dụng. Bằng những công cụ chỉnh sửa và tăng chất lượng hình ảnh, những đoạn phim quay lại được và những âm thanh ghi âm được, họ đã có thể triệt phá được những đường dây phạm tội. Những công cụ kể trên cũng không hề hào nhoáng như ta tưởng, nhiều khi họ chỉ dùng những công nghệ rẻ tiền sẵn có, được bán ở bất cứ đâu để phá án.
Ở đó, họ đã giải cứu được những nạn nhân của một đường dây hỗ trợ tình dục trẻ em và buộc tội được những bị cáo liên quan vào tháng 12 năm 2012.
Chỉ nội trong năm 2016 vừa rồi, Trung tâm Quốc gia về Trẻ em mất tích và bị lợi dụng NCMEC, một đơn vị phi lợi nhuận thường xuyên hợp tác với các nhà chức trách về các vụ việc bắt cóc và ấu dâm, nhận được trung bình 500.000 tập tin báo cáo những hành động lạm dụng mỗi tuần.
Như lời ông Cole mô tả, đó là một lượng dữ liệu khổng lồ được tìm thấy trong quá trình điều tra phá án, được gửi tới họ thông qua những phương pháp liên lạc thông thường (thư tín hay mang tới gửi trực tiếp) hay thông qua Internet.
Đối với ông Cole, thì xem những hình ảnh rợn tóc gáy đầy ám ảnh đã trở thành một công việc hàng ngày. Dù vậy, dù đã trở nên chai sạn với chúng, ông kể rằng “vẫn còn những hình ảnh làm tôi chấn động”.
Bước đầu tiên sau khi nhận ảnh đó là xác minh xem nạn nhân trong ảnh đã được xác định danh tính trước đó chưa. Các nhà điều tra sẽ sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu hoặc so sánh sử dụng những thông tin được mã hóa của từng ảnh.
“Dù vậy, ảnh cũng không phải là nguồn đáng tin cậy 100%”, ông Cole nói. Đúng là những hình ảnh khiêu dâm có thể được truyền tay nhau từ người này sang người khác hàng nghìn lần, rất nhiều phiên bản khác nhau của nó được đăng tải trên nhiều cộng đồng chia sẻ. Chỉ với 1 pixel khác ảnh gốc là dữ liệu ảnh đã thay đổi rồi, thuật toán so sánh sẽ không còn chính xác nữa.
Thay vào đó, ông Cole sử dụng Photo DNA, một công cụ phát triển bởi Microsoft, tạo ra một “dấu vân tay” riêng cho từng ảnh, thông qua đó các nhà điều tra có thể tìm ra điểm tương đồng dễ dàng hơn, vẫn có thể phát hiện ra ảnh giống nhau cho dù ảnh đã bị sửa đổi vài chỗ. Nếu như họ phát hiện được ra rằng cơ sở dữ liệu chưa có những hình ảnh đó, họ sẽ đưa lên cho INTERPOL để tiến hành điều tra.
Đọc thêm tại:
http://kenh14.vn/fbi-da-su-dung-photoshop-de-truy-lung-nhung-ke-au-dam-doi-bai-nhu-the-nao-20170314135319471.chn