Tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Viktor Bondarev được hãng Sputnik đăng tải hôm 29/11.
Theo ông, mọi người đều biết rằng sau khi quân Nga rút khỏi Syria thì người Mỹ không cần thực hiện bất cứ chuyến bay nào, không cần bất cứ trận đánh trên không nào, vẫn có được sự độc tôn thống trị hoàn toàn trên không đối với lãnh thổ không chỉ của Syria, mà còn của Iraq, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên của NATO.
Theo ông Bondarev, Nga kịch liệt phản đối những kế hoạch như vậy, đặc biệt lưu ý rằng Mỹ không thông báo với bất cứ ai về số lượng binh sĩ của nước này tại Syria, vì vậy bất cứ lúc nào có thể tăng quân số.
Điều đáng nói là nếu quân đội Syria tiếp tục chiến đấu chống IS thành công mà không có sự hỗ trợ của quân đội Nga thì người Mỹ sẽ nghĩ ra hàng triệu lý do để ném bom vào quân đội Syria.
Với cái cớ họ sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường, phe đối lập ôn hòa, hay bất cứ lực lượng nào Mỹ ủng hộ. Rõ ràng, lực lượng phòng không của Syria hoàn toàn không thể chống lại được người Mỹ.
Tuyên bố của vị chủ tịch Bondarev được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện những đồn đoán và cả tuyên bố của Lầu Năm Góc cho thấy, Mỹ đang lên kế hoạch duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài tại Syria sau khi IS bị đánh bại.

Lính Mỹ tại Syria.
Nga hoàn toàn có lý do cho sự phản đối của mình bởi có những động thái cho thấy, lực lượng quân sự Mỹ đang có mặt tại Syria sẽ không vội lên đường về nhà khi nhóm khủng bố IS bị đánh bại hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ họ sẽ đóng vai trò nào trong toàn cảnh cuộc xung đột Syria, nhất là khi chiến sự dường như đang đi đến hồi kết.
Vấn đề Nga lo ngại hoàn toàn có cơ sở do trước đó không lâu, người đứng đầu Lầu Năm Góc, Mattis nói rằng, sự hiện diện của lực lượng quân đội Mỹ ở Syria chỉ có mục đích đánh bại IS và không có ý định bị lôi vào cuộc xung đột với Iran.
“Chúng tôi từ chối bị lôi vào một cuộc xung đột trong nội chiến Syria”. Theo ông Mattis, các chiến dịch và kế hoạch quân sự ngày càng khó khăn ở đông Syria vì lực lượng Mỹ và các tay súng do Mỹ hậu thuẫn ở rất gần so với lực lượng Nga, Iran và Syria.
Tuy nhiên, chỉ sau đó vài ngày, ông này lại trình bày một viễn cảnh khác của Mỹ tại Syria. Ông gọi cuộc chiến chống IS là một phần trong chiến dịch rộng hơn nhằm ngăn chặn nhóm khủng bố xuyên quốc gia này bám rễ sâu.
Tại Trung tâm An ninh Mỹ mới, ông thậm chí còn phát biểu về chính sách Mỹ giai đoạn hậu IS, nói rằng Mỹ sẽ tập trung cô lập Iran và các dân quân Shiite ở Iraq cũng như phong trào Hezbollah ở Lebanon.
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Eric Pahon,...