Đằng sau đứa trẻ Sa Pa ăn mặc phong phanh giữa trời rét buốt là một câu chuyện lừa dối tình người

Ngày đăng: 27/01/2016
13,904 Read
983 Share
Tin8 - Làm sao một em bé sơ sinh có thể tự mình di chuyển đến ven đường để nằm ngủ giữa trời lạnh? Làm sao những em bé vùng bản biết cách xuất hiện trước mặt khách du lịch với bộ dạng tả tơi, đói rách để được cho tiền? Và đâu là sự thật đang ẩn chứa đằng sau hình ảnh những đứa trẻ tội nghiệp phong phanh quần áo giữa lúc trời băng giá.

tuyết rơi ở Sapa

Nhìn ở góc độ tích cực thì ngành du lịch Sa Pa​ đang có nhiều cơ hội phát triển nhờ tuyết rơi - Ảnh: Internet

Lòng trắc ẩn của con người thật đáng quý. Nhưng nếu thay đổi góc nhìn, chúng ta sẽ thấy một điều rằng tuyết đang mang lại cho người Sa Pa một cơ hội mới để kiếm nhiều tiền hơn trong vài ngày so với việc vất vả hàng tháng trời với công việc đồng án trong những mùa bình thường. Những đứa trẻ đáng thương kia có phải đang bị người lớn “lợi dụng” để trục lợi từ sự thương hại của người đời?

Làm sao một em bé sơ sinh có thể tự mình di chuyển đến ven đường để nằm ngủ giữa trời lạnh? Làm sao những em bé vùng bản biết cách xuất hiện trước mặt khách du lịch với bộ dạng tả tơi, đói rách để được cho tiền? Dù chúng ta không thể đánh đồng mọi đứa trẻ vùng bản đều bị người lớn lợi dụng để trục lợi nhưng rõ ràng, nếu cha mẹ chúng nghèo đến mức không có tiền mua cho chon một bộ đồ mới thì cũng có thể tự đan cho chúng những chiếc quần, chiếc áo lành lặn hơn. Một người vừa kết thúc chuyến thiện nguyện ở Sa Pa kể lại rằng lúc anh đang nghỉ ngơi ở trạm dừng chân, một đứa trẻ địa phương chạy đến xin tiền. Anh hỏi:

- Bố mẹ con đâu?

- Bố mẹ chết rồi.

Sau khi lấy được quà, bé lại lân la sang nhóm người khác xin tiếp với "điệp khúc" xin rủ lòng thương tương tự. Người này đến gần bé và hỏi:

- Ai bảo con đi xin tiền ?

- Mẹ con ạ

- Thế mẹ con đâu ?

-  Mẹ ở nhà...

Câu chuyện có thật này phần nào cho chúng ta thấy được sự thật đang ẩn chứa đằng sau hình ảnh những đứa trẻ tội nghiệp phong phanh quần áo giữa lúc trời băng giá.

Hiện tượng tuyết đang rơi dày đặc ở vùng núi Tây Bắc nói chung và Sa Pa nói riêng trong mấy ngày qua nhận được rất nhiều sự quan tâm của dân chúng. Dù đây không phải là lần đầu tiên Sa Pa có tuyết nhưng ở một đất nước mang khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, tuyết được coi là “người bạn quý” của những người yêu du lịch.

Vì thế, khi nghe tin có tuyết rơi, nhiều bạn trẻ đã không ngần ngại tìm cách đến với vùng đất “băng giá” này để được tận mắt nhìn thấy và tận tay sờ vào từng hạt tuyết. Khi những tấm ảnh chụp cảnh tuyết trắng bao phủ mọi vật ở Sa Pa kèm với những dòng trạng thái phấn khích được đăng tải trên mạng xã hội, cư dân mạng có nhiều lời bình luận trái ngược nhau.

Một bên là “hòa cùng niềm vui sướng” với chủ nhân status; một bên buông lời trách móc, phê phán những bạn trẻ vô tâm, vui sướng trên sự cơ cực của người dân Sapa khi tuyết rơi. Đi cùng những lời quở trách đó là những hình ảnh miêu tả lại cảnh em bé vùng cao đói ăn, thiếu mặc; vật nuôi, hoa màu của người nông dân chết cứng trong trời rét mướt khiến cuộc sống người dân ở đây vốn khổ cực nay lại càng khốn cùng hơn vì tuyết.

Tuy nhiên, có một sự thật mà những người “ngồi ở nhà” khó thấy được là vào mùa tuyết rơi, thu nhập của người dân vùng cao tăng lên gấp nhiều lần so với những mùa khác. Nguyên nhân là bởi đây là mùa lượng khách du lịch đến đây tăng lên đột biến, kéo theo giá dịch vụ, buôn bán đồ ăn, đồ lưu niệm, cước vận tải cũng tăng lên chóng mặt.

nạn chèo kéo, xin tiền khách du lịch ở Sapa

Nếu mùa bình thường, một chiếc túi thổ cẩm có giá 20 - 30 nghìn thì mùa tuyết rơi, mỗi chiếc túi được bán với mức giá từ 70 - 100 nghìn đồng - Ảnh minh họa: Internet

Ví dụ, trong ngày thường, một chiếc túi thổ cẩm chỉ được bán với giá khoảng 20 – 30 ngàn thì ngày tuyết rơi, mỗi túi có giá từ 70 đến 100 nghìn đồng; một người đàn ông người H’mông lấy tuyết nặn thành hình người để khách du lịch chụp hình với giá 10.000 đồng/lượt. Chưa đầy một tiếng đồng hồ, anh đã thu về hơn 1 triệu đồng. Hoặc dịch vụ taxi, bình thường tài xế tính cước phí  theo số km nhưng mùa tuyết rơi, giá thuê một chiếc taxi để đi một đoan đường đèo ngắn ngủi là 600.000 đồng….Đó là chưa kể đến việc người dân bản địa tận dụng nhà ở để cho khách lưu trú. Giá trung bình từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng/ngày mà vẫn được đông đảo khách du lịch ưu tiên lựa chọn….

Mùa tuyết rơi kéo dài từ khoảng cuối tháng 11 đến qua tết Nguyên đán nên đây là khoảng thời gian “bội thu” của người dân Sa Pa nhờ lượng khách du lịch đổ về. Những hình ảnh vật nuôi, hoa màu bị cái lạnh làm đông cứng hay những đứa trẻ ăn mặc phong phanh bên đường giữa trời rét buốt chỉ là một góc rất nhỏ trong cuộc sống muôn màu sắc của người đồng bào vùng cao khi mùa đông về. Có lẽ vì chúng ta chưa có cơ hội đặt chân lên vùng đất ấy; chúng ta chỉ ngồi nhà lướt web, cập nhật nhiều hình ảnh “đáng thương” của người dân vùng núi nên chúng ta nghĩ họ đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

trẻ em sapa giữa trời tuyết

Những đứa trẻ này có thể được người lớn mặc cho một chiếc quần lành lặn giữa trời rét buốt - Ảnh: Internet

Du khách thập phương đến Sa Pa thích thú với cảnh tuyết rơi và hào hứng chia sẻ trên mạng xã hội không có lỗi. Bởi nếu họ có ngồi ở nhà, ngậm ngùi thương tiếc cho đời sống cơ cực của bà con lúc tuyết rơi thì cũng không thể làm tuyết ngừng rơi. Thay vào đó, họ cho mình cơ hội trải nghiệm; cơ hội được ứng xử văn minh bằng sự chia sẻ thiết thực với người dân như vui vẻ trả tiền dịch vụ cao hơn bình thường thay vì làm “anh hùng bàn phím” hùa theo phong trào chê trách sự vô tâm của khách du lịch ở Sa Pa.

KHÁNH HÒA (Tin8)

13,904 Read
983 Share
(204)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang