Dân làng đổ xô đi hái cau non bán cho thương lái Trung Quốc

Ngày đăng: 04/10/2016
10,983 Read
193 Share
Tin8 - Giá tăng đột biến, những ngày qua người dân vùng Sơn Tây (Quảng Ngãi) đổ xô đi hái cau non để bán cho thương lái xuất khẩu sang Trung Quốc.

Với mức giá 18.000 đồng/kg, tăng đột biến so với mức bình thường, người dân vùng cao Sơn Tây (Quảng Ngãi) đổ xô đi hái cau non để bán cho thương lái.

Mô tả hình

 

Ông Đỗ Thanh Vượt, Chủ tịch UBND xã Sơn Long cho biết, mức giá hiện tại được cho là cao nhất từ trước đến nay. Cũng chính vì được giá nên trên địa bàn gần đây thường xuất hiện nạn trộm cau. Để bảo vệ rừng cau bạt ngàn của mình, hầu hết các gia đình đều huy động mọi công suất để hái cau bán cho thương lái.

Mô tả hình

 

Trẻ em vùng Sơn Tây cũng được huy động để tham gia vào công việc hái cau.

Mô tả hình

 

Sau khi hái, cau sẽ được phân loại và bán với mức giá 18.000 đồng/kg. Tuy nhiên, do hái sớm nên chất lượng cau vẫn chưa được tốt, có nhiều loại trái cau còn non, trái nhỏ, buộc người lao động phải loại bỏ khi nhập cho thương lái.

Mô tả hình

 

Tại cơ sở thu mua trái cau Nguyễn Thị Kim Yến, trung bình mỗi ngày mua vào khoảng 10 tấn cau trái.  "Sau khi thu mua trái tươi về, chúng tôi luộc, hấp sơ chế thành cau khô rồi xuất khẩu sang Trung Quốc", bà Yến cho hay.

Mô tả hình

 

Vì thấy giá cao nên người dân vùng Sơn Tây (Quảng Ngãi) ồ ạt hái cau trái, không phân biệt cau già hay cau non.

Mô tả hình

 

Được biết, năm 2010 toàn huyện Sơn Tây có 1.400 ha cau nhưng các năm trước cau mất giá nên người dân nơi đây đã phá bỏ rừng cau của mình để trồng cây keo. Đến năm 2016, diện tích cau chỉ còn lại 1.100 ha.

Mô tả hình

 

Ông Đinh Văn Công (ngụ xã Sơn Long), cho hay: "Gia đình trồng 300 cây cau được 7 năm tuổi. Vụ mùa năm nay chúng tôi thu hoạch bán được hai đợt thu về 15 triệu đồng. Nếu giá duy trì ở mức cao thế này thì từ nay đến hết tháng 10, gia đình thu thêm khoảng 12 triệu đồng".

Mô tả hình

 

Hằng ngày, rất đông thương lái tập trung ở vùng Sơn Tây để thu mua cau trái. Từng chuyến xe tải chở vào tận các bản làng để thu gom cau, mua với mức giá cao rồi sau đó chở về tập kết tại các lò hấp sơ chế.

Mô tả hình

 

Cau sau khi về tập kết sẽ được phân loại...

Mô tả hình

 

...và đưa vào nồi luộc.

Mô tả hình

 

Cau tiếp tục được sấy trước khi đưa đi xuất khẩu.

Mô tả hình

 

Theo ông Phạm Hồng Đạo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Sơn Tây, với mức giá như hiện nay thì mùa cau năm nay sẽ mang đến lợi ích kinh tế cao cho người dân, con số có thể lên đến hàng chục tỉ đồng. Cũng vì vậy mà rất nhiều gia đình cùng cao Sơn Tây tỏ ra tiếc nuối vì trước đây đã chặt rừng cau để trồng cây keo.

Mô tả hình

DZUNG LÊ (Tin8, ảnh: Internet)

 

10,983 Read
193 Share
(268)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang