Toàn bộ khuôn viên chùa chật kín Phật tử - Ảnh: Chí Toàn
Tại chùa Ninh Tảo (tỉnh Hà Nam), Lễ Vu Lan năm nay về sớm hơn với buổi lễ ý nghĩa diễn ra từ chiều 22-8. Toàn bộ khuôn viên chùa chật kín Phật tử đến từ khắp nơi, họ không ngại đường xa, đến trước cửa Phật để bày tỏ lòng hiếu kính.
"Mẹ ơi! Với con mẹ là tất cả, là vị bồ tát với tình thương bao la không bến bờ. Mẹ nâng niu, thương yêu chúng con bằng cả tấm lòng, bằng cả tình thương mà mẹ dành trọn cho con" - lời cảm niệm của Phật tử Quảng Dung khiến nhiều người không ngăn được những dòng nước mắt.
Lễ Vu Lan của chùa Ninh Tảo trở nên lung linh hơn với hàng ngàn chiếc đèn lồng cùng những ngọn hoa đăng - Ảnh: Chí Toàn
Ở Việt Nam, lễ Vu Lan cũng chính là lễ báo hiếu - Ảnh: Chí Toàn
Lễ Vu Lan được hình thành từ tấm lòng hiếu nghĩa của tôn giả Mục Kiền Liên với mẹ mình. Ngài là một trong mười vị đại đệ tử của Đức Phật - Ảnh: Chí Toàn
Dịp lễ Vu Lan sẽ giúp trẻ quen dần với văn hóa dân tộc, cách hành xử đối với người thân - Ảnh: Chí Toàn
Phật tử Quảng Dung cảm niệm trước đức Phật về mẹ - Ảnh: Chí Toàn
Không gian buổi lễ dường như lắng đọng lại - Ảnh: Chí Toàn
Nghi thức Bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan do Thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng - Ảnh: Chí Toàn
Theo đó, những người tham dự còn cả cha và mẹ thì được cài lên ngực bông hồng đỏ thắm, còn những người ngậm ngùi cài bông hồng trắng tức là cha mẹ đã qua đời - Ảnh: Chí Toàn
Một bông hồng cho những ai đang còn Mẹ, để lòng vui sướng hơn - Ảnh: Chí Toàn
Những ca từ của bài "Bông hồng cài áo" được mọi người tham dự cùng cất lên - Ảnh: Chí Toàn
Chữ Hiếu là nền tảng của đạo đức. Gia đình là nền tảng của xã hội. Trong gia đình, chữ hiếu là nền tảng để xây dựng hạnh phúc, đem lại sự an vui, an lạc - Ảnh: Chí Toàn
Theo lời Đại Đức Thích Đạo Duyệt, đạo Phật được biết đến là đạo lấy chữ Hiếu làm đầu - Ảnh: Chí Toàn
KHÁNH VÂN (Tin8)