Chủ nhà chém trọng thương trộm: Giết người hay phòng vệ chính đáng?

Ngày đăng: 05/12/2017
3,999 Read
307 Share
Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, cần thiết phải xét đến hoàn cảnh xảy ra vụ chủ nhà chém trọng thương kẻ trộm. Từ thực tế vụ án, cơ quan tố tụng mới có thể truy tố nghi phạm với tội danh phù hợp.

Từng điều tra, giải quyết nhiều vụ trọng án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, Trung tá – Nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu (chuyên gia tội phạm học) – nguyên Điều tra viên Đội Điều tra trọng án (Phòng Cảnh sát Hình sự – Công an TP Hà Nội) – cho rằng, vụ chủ nhà chém trọng thương kẻ trộm là vụ án khá phức tạp và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Chủ nhà chém trọng thương trộm: Giết người hay phòng vệ chính đáng?

Tên trộm bị chủ nhà chém trọng thương.

Sở dĩ người dân quan tâm vì trong cả nước đã xảy ra nhiều vụ kẻ đột nhập, giết hại nhiều người trong một gia đình, điển hình như vụ Lê Văn Luyện (vụ trộm tiệm vàng ở Bắc Giang), Nguyễn Văn Kỳ (trộm đâm chết chủ nhà ở Thạch Thất, Hà Nội) hay Nguyễn Hải Dương (thảm án Bình Phước)…

Trong vụ vừa xảy ra ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), chủ nhà có hành vi tấn công, gây thương tích cho kẻ đột nhập lại dính vào vòng lao lý, khiến nhiều người hoang mang, khó hiểu, vì điều này có vẻ trái ngược với Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về quyền phòng vệ chính đáng.

Theo Trung tá Đào Trung Hiếu, mọi tình tiết trong vụ án đang trong giai đoạn điều tra, chưa được công bố, nên đến nay chưa thể nói gì nhiều về tính chất vụ án này. Mọi người cũng không nên “võ đoán” về vụ việc, tránh tạo ra những áp lực không đáng có với những người làm án.

Tuy nhiên, qua việc nghi phạm bị khởi tố về tội “Giết người” theo Điều 93 BLHS, có thể thấy rằng hành vi tấn công tên trộm của chủ nhà đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá không phải là hành vi phòng vệ chính đáng.

Vậy đâu là giới hạn cho hành vi phòng vệ chính đáng mà người dân được phép thực hiện? Đặt trong vụ án cụ thể này, chủ nhà ứng xử như thế nào là đúng luật?

Chủ nhà chém trọng thương trộm: Giết người hay phòng vệ chính đáng?

Trung tá Đào Trung Hiếu từng điều tra, giải quyết nhiều vụ trọng án khi còn công tác tại Phòng Cảnh sát Hình sự – Công an TP Hà Nội.

Trung tá Hiếu giải thích: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ các yếu tố: một là, nạn nhân phải đang có hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Đánh giá tính chất nguy hiểm “đáng kể” hay không căn cứ vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân.

Hai là, người phòng vệ gây ra thiệt hại tính mạng hoặc sức khoẻ cho người có hành vi xâm phạm. Ba là, hành vi chống trả là cần thiết. Nghĩa là không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội.

Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

Trung tá Hiếu cho rằng, với hành vi đột nhập của bị hại trong vụ việc này, việc nghi phạm tự vệ, phòng vệ là cần thiết và đó là quyền phòng vệ chính đáng để bảo đảm sự an toàn cho bản thân và gia đình.

“Đặt tình huống nửa đêm bất ngờ có bóng đen xuất hiện trong nhà, quyền phòng vệ chính đáng theo Điều 15 BLHS lập tức được đặt ra ngay đối với chủ nhà, chứ không cần phải đợi kẻ gian phải có hành vi tấn công mới thực hiện quyền phòng vệ. Theo tôi, việc đánh phủ đầu, tấn công trước là được phép vì bản thân hành vi đột nhập vào chỗ ở trong đêm đã ẩn chứa những nguy cơ cực lớn về khả năng xảy ra án mạng.

Qua các vụ thảm án đã xảy ra, có thể thấy luôn có sự chuyển hóa về tội phạm từ hành vi “trộm” sang hành vi “cướp”. Chỉ cần chủ nhà không biết cách ứng xử, “kích hoạt” nỗi sợ bị bắt trong tâm lý tội phạm, kẻ gian sẵn sàng dùng hung khí mang theo để tấn công chủ nhà, ngăn ngừa triệt tiêu khả năng bất lợi cho mình xảy ra. Vì vậy, trong xử lý các vụ án có yếu tố phòng vệ, phải đặc biệt cân nhắc đến yếu tố này. Cần để cho người dân được thực hiện cái quyền mà pháp luật đã dành cho họ.” – Trung tá Đào Trung Hiếu phân tích.

Đánh giá về tội danh cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố đối với chủ nhà, Trung tá Hiếu cho biết, ông chưa có đủ thông tin để đưa ra nhận xét. Tuy nhiên, với kinh nghiệm nhiều năm điều tra trọng án, ông đã đặt ra nhiều giả thuyết để phân tích vụ việc.

Chủ nhà chém trọng thương trộm: Giết người hay phòng vệ chính đáng?

Trung tá Đào...

3,999 Read
307 Share
(399)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang