Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Ngày hội “Bến Tre Đồng khởi - Khởi nghiệp” năm 2017. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN |
Dấu ấn của Chính phủ kiến tạo Năm 2017, Chính phủ đã đặt trọng tâm và chỉ đạo thường xuyên, tạo áp lực hành chính với các bộ, ngành trong cải thiện môi trường kinh doanh. Ngay từ đầu năm, việc triển khai hai Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh (2017) và Nghị quyết 35 (2016) về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tiếp tục được triển khai rốt ráo.
Trái với lo ngại “đánh trống bỏ dùi”, chính quyền các cấp thực sự bắt tay vào hành động, và đã đạt những thành công đáng khích lệ. Chính phủ kiến tạo thể hiện rõ bằng hành động nói đi đôi với làm và năm 2017 đã chứng kiến rõ điều này thông quan hành động của người đứng đầu Chính phủ.
Bên cạnh 2 lần đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp là hàng chục cuộc gặp xúc tiến đầu tư trên cả nước do đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chỉ đạo. Tại các cuộc gặp gỡ, Thủ tướng đã chỉ đạo các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, triển khai quyết liệt Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 của Chính phủ.
Tại Nghị quyết số 98/NQ-CP về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực của nền kinh tế, Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho việc cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh. Nghị quyết xác định việc “bãi bỏ các rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng” là một trong 5 nhiệm vụ chủ yếu để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Chính phủ giao các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất từ 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành trong lĩnh vực quản lý và thủ tục hành chính, đang gây cản trở, khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2017 cũng làm năm đầu tiên, Chính phủ áp đặt cơ chế đối thoại với doanh nghiệp của các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ yêu cầu các địa phương phải ký cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp với những tiêu chí cụ thể. Chính phủ đã ban hành 50 nghị định quy định về điều kiện kinh doanh bất chấp nhiều ý kiến đề nghị xin lùi lại của các bộ, ngành. Những hành động cụ thể trên cho thấy một quyết tâm xóa hơn 3.400 điều kiện kinh doanh đang đi vào thực chất. Tất cả những thông điệp, hành động đó đã xốc lại tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp của người dân.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã tích cực xây dựng Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong đó có các quy định về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, với những hỗ trợ về cơ chế, chính sách để mở đường cho cộng đồng khởi nghiệp phát triển.
Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương Ngô Đông Hải trao giải Nhất cuộc thi khởi nghiệp quốc gia 2017 cho Dự án “Trang trại gà H’mông Yên Bái” của nhóm sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN |
Theo ông Vương Công Văn, thành viên Hội doanh nhân trẻ Hà Nội, sự tích cực vào cuộc của Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ đã làm giảm đi sự phiền hà do các cơ quan nhà nước gây ra. Đây là một tin vui lớn với cộng đồng doanh nghiệp nhất là cộng động khởi nghiệp.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, những rào cản đang dần được loại bỏ. Cách tiếp cận đồng hành, kiến tạo phát triển doanh nghiệp đang dần lan tỏa trong nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.
Tháng 9/2017, Bộ Công Thương công bố cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh, chiếm tới 55,5% tổng số các điều kiện đang tồn tại, mức lớn chưa từng có trong lịch sử ngành này, kéo theo động thái tương tự của hàng loạt bộ, ngành khác thời gian ngay sau đó.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất bãi bỏ, sửa đổi 118 điều kiện kinh doanh, chiếm 34,2% các điều kiện kinh doanh đang quản lý. Bộ Xây dựng đã cắt giảm từ 93 thủ tục hành chính xuống còn 46 thủ tục (chiếm 51%) trong lĩnh vực xây dựng. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát để sửa đổi, bãi bỏ 44% điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường… Cam kết về một Chính phủ “hành động và phục vụ” trở nên rất rõ nét.
Những...