Đầu năm 2018, lương tối thiểu theo nghị định số 141/2017/NĐ-CP sẽ được áp dụng theo vùng, dao động từ 2.760.000 – 3.980.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, tăng khoảng 6 – 7% so với mức lương hiện nay. Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp thuộc vùng 1 là 3.980.000 đồng/tháng, vùng 2: 3.530.000 đồng/tháng, vùng 3: 3.090.000 đồng/tháng; vùng 4: 2.760.000 đồng/tháng.

Công ty may Tây Đô có 1.600 công nhân, năm ngoái ước tính lời 9 tỷ đồng, bù lương tối thiểu hết 3,5 tỷ đồng, trừ các khoản theo quy định, chỉ còn lãi 1,5 tỷ đồng.
Trong ngành dệt may, khi các hãng may công nghiệp tràn về miền Tây, vừa phải đào tạo nghề cho công nhân, vừa chấp nhận “thử và sai” do công nhân chưa lành nghề, năng suất lao động và hàng đạt chuẩn thấp, vừa phải tính chi phí – lợi ích, trong đó có mức lương tối thiểu khiến mọi thứ trở thành gánh nặng. Mức lương tối thiểu là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…, do đó mọi chi phí sẽ tăng. Trong vòng ba năm gần đây, sáu nhà máy mới được xây dựng. Năm 2016, các nhà máy này đã lỗ 300 tỉ đồng. “Nếu mọi thứ ổn định, tay nghề công nhân nâng lên, tinh thần kỷ luật lao động công nghiệp cải thiện…, ít nhất năm năm nữa mới hết bù lỗ”, ông Nguyễn Thái Hùng, phó chủ tịch hiệp hội Dệt – may Việt Nam, chia sẻ.
Công ty may Tây Đô có 1.600 công nhân, năm ngoái ước tính lời 9 tỉ đồng, bù lương tối thiểu hết 3,5 tỉ đồng, trừ các khoản theo quy định, chỉ còn lãi 1,5 tỉ đồng. Một công ty cổ phần đầu tư vào nhà máy 200 – 300 tỉ đồng, nhưng phần lời chỉ còn có 1,5 tỉ đồng, vậy có nên duy...