Cán bộ Tư pháp không tìm hiểu kiến thức, "hành" dân đi lại nhiều lần chỉ vì thủ tục đơn giản

Ngày đăng: 30/06/2016
6,073 Read
307 Share
Tin8 - Sau nhiều lần lên xuống làm việc với cán bộ tư pháp ở xã và huyện về việc đặt tên cho con theo tiếng Chăm nhưng bị từ chối vì “tên có yếu tố nước ngoài”; cuối cùng anh Vinh đã chứng minh được tên gọi đó không có yếu tố nước ngoài nhưng cán bộ xã vẫn chưa có câu trả lời chính thức cho anh về vụ việc.

Video ghi lại cảnh làm việc của anh Vinh tại phòng Tư pháp xã Phước Hữu - Nguồn: NVCC/ You Tube

Như Tin8 đã đưa tin trước đó, anh Lưu Trường Vinh (người Chăm) muốn đặt tên cho con của mình là Lưu Haniim nhưng bị cán bộ Tư pháp xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận từ chối vì lý do “người Việt Nam không được đặt tên nước ngoài”. Mặc dù anh Vinh đã cố giải thích rằng đó không phải là tên nước ngoài mà là tên theo tiếng gọi của người Chăm - 1 trong 54 dân tộc anh em của nước Việt Nam nhưng cán bộ tư pháp xã vẫn kiên quyết từ chối tiếp nhận hồ sơ của anh Vinh khiến anh và cộng đồng người Chăm ở xã Phước Hữu vô cùng bức xúc.

Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch không đưa ra quy định cụ thể nào về vấn đề đặt tên cho con trong trường hợp đăng ký khai sinh trong nước. Hơn nữa, dân tộc Chăm đã được pháp luật nước ta công nhận ngôn ngữ và chữ viết riêng. Chữ Haniim trong tiếng Chăm có nghĩa là “Hạnh phúc”, đã được chuyển tự Latin chứ không phải là tên nước ngoài.

Ngày  28-6-2016 annh Vinh tiếp tục đến UBND xã Phước Hưu (lần thứ 2) nhưng các cán bộ tư pháp xã đều vắng mặt. Lúc này, đại diện xã hẹn anh đến làm việc vào buổi chiều cùng ngày.
Đúng hẹn, anh Vinh lại đến và nộp tờ khai Đăng ký khai sinh, vẫn giữ nguyên tên cũ “Lưu Haniim” cho con. Cán bộ Tư pháp xã Phước Hữu lại từ chối, cũng với lý do: “Người có quốc tịch Việt Nam không được quyền đặt tên khai sinh có yếu tố nước ngoài”.

Theo lời anh Vinh thì anh lại một lần nữa cố khẳng định rằng đây là tên Chăm đã được chuyển tự latin, “Haniim” trong tiếng Chăm có nghĩa là “Hạnh phúc”, hoàn toàn không có yếu tố nước ngoài. Cán bộ Tư pháp đi ra khỏi phòng làm việc, lát sau quay lại trả lời rằng, vị cán bộ này đã gọi điện xin chỉ đạo của phòng Tư pháp huyện Ninh Phước, được cấp trên trả lời “Chỉ chấp nhận duy nhất tên tiếng Việt trong tờ khai đăng ký khai sinh”.

đăng ký khai sinh

Tờ khai đăng ký khai sinh cho con của anh Vinh bị cán bộ tư pháp xã trả về nhiều lần

Tiếp đó, anh Huy - Trưởng Công an xã Phước Hữu trả lời thêm rằng nếu anh Vinh chứng minh được “Haniim” là tên tiếng Chăm thì xã sẽ tiếp nhận hồ sơ của anh. Anh Vinh hồi đáp rằng ngày mai anh sẽ mang từ điển Việt - Chăm để chứng minh rồi mang hồ sơ ra về.

Sáng ngày 29-6-2016, Jabraok lại đến UBND xã Phước Hữu để tiếp tục nộp tờ khai Đăng ký khai sinh cùng với 3 quyển từ điển: 

1. Từ điển Chăm - Việt - Anh, Việt - Chăm - Anh. Tác giả: Sakaya và nhóm cộng tác. NXB Tri Thức, xuất bản ngày 07-07-2014.

2. Cuốn 4650 từ Việt - Chăm thông dụng. Tác giả: Inrasara. NXB Văn hóa - Văn nghệ TP HCM, xuất bản ngày 31-12-2013.

3. Từ điển Việt - Chăm. Chủ biên: Bùi Khánh Thế, nhóm biên tập: Phú Trạm, Quảng Đại Cẩn. NXB Khoa học xã hội, xuất bản ngày 24-04-1996.

Sau nhiều tiếng đồng hồ làm việc với cán bộ Tư pháp và Trưởng Công an xã Phước Hữu, cuối cùng họ đã công nhân với anh Vinh rằng Haniim không phải là tên nước ngoài mà là tên tiếng Chăm. Tuy nhiên, cán bộ tư pháp huyện Ninh Phước lại không đồng ý và cho biết “chỉ chấp nhận đặt tên theo tiếng Việt”.

Sau đó, anh Vinh và cán bộ Tư pháp xã Phước Hữu đến phòng Tư pháp huyện Ninh Phước nhưng không có ai làm việc. Vì thế, anh Vinh lại mang hồ sơ ra về.

Chiều 29-6, anh Vinh quay trở lại phòng Tư pháp huyện Ninh Phước để trình bày sự việc. Phó phòng Tư pháp cầm tờ khai đăng ký khai sinh của anh Vinh ra khỏi phòng làm việc khoảng 15 phút rồi quay lại. cho biết xã Phước Hữu sẽ tiếp nhận hồ swo của anh nhưng phải đợi đến ngày 4-7-2016, anh mới nhận được kết quả sự việc.

Như vậy, chỉ là một thủ tục đơn giản liên quan đến việc đặt tên cho con trẻ theo tiếng Chăm nhưng anh Vinh lại phải mất rất nhiều thời gian đi lại. Trong khi đó, nếu cán bộ xã làm việc bằng tinh thần sẵn sàng hỗ trợ người dân thì việc tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của tên “Haniim” có phải là tên có yếu tố nước ngoài hay không là trách nhiệm của cán bộ xã chứ không phải của anh Vinh.

KHÁNH HÒA (Tin8, ảnh: NVCC)

6,073 Read
307 Share
(360)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang