Một trong chín nạn nhân bị bỏng do vụ nổ bóng bay trong đêm trung thu
Sự việc xảy ra vào tối hôm qua (15-9), khi nhiều người đang tập trung ở điểm vui chơi ngoài trời trên đường 36 mét, TP. Đồng Hới (Quảng Bình). 9 nạn nhân trong độ tuổi từ 4-33 đã được cấp cứu ở Bệnh viện Việt Nam – Cuba Đồng Hới.
Ông Trần Văn Sơn, Phó Trưởng khoa cấp cứu của bệnh viện cho biết các nạn nhân đều bị bỏng nặng do ảnh hưởng từ chùm bóng bay bơm khí hydro phát nổ trong đêm trung thu. Trong đó, trường hợp nặng nhất là chị Nguyễn Thị Thanh Diệp (33 tuổi) – bị bỏng cấp độ 3.
Bóng bay bơm bằng khí hydro là món đồ chơi quen thuộc của trẻ em. Thực tế, loại đồ chơi này tiềm ẩn những nguy cơ tai nạn khó lường bởi đa phần những chiếc bóng bay đều được bơm từ bình hydro tự chế, không đảm bảo những thông số kỹ thuật an toàn.
Công tác điều trị cho các nạn nhân vẫn đang tiến hành khẩn trương.
Những loại bóng tự thổi bằng hơi người hoặc dùng ống bơm xe đạp sẽ an toàn hơn cho người chơi nhưng nó lại không bay được.
Ngược lại, những quả bóng bay bơm bằng khí hydro, metan hay etylen sẽ tạo sự ra sự thích thú nhiều hơn. Tuy nhiên, đây đều là những khí dễ phát nổ nếu được tiếp xúc với nguồn nhiệt, đặc biệt là hydro. Khi khí này phát nổ sẽ gây ra láp lực lớn và có thể gây bỏng nặng cho nạn nhân. Nó có thể tự nổ mà không cần đến nguồn nhiệt bởi hydro là dạng khí nhẹ, cấu trúc phân tử nhỏ nên có thể thẩm thấu nhanh trong quá trình bơm bóng.
Dân làm khí chuyên nghiệp phải rất cẩn trọng khi tiếp xúc với loại khí này chứ không làm qua loa, đại trà như những người bán bóng bay ngoài đường.
Cần làm gì khi bị bỏng bóng bay?
Khi bị bỏng bóng nay, nạn nhân phải được nhanh chóng phân vùng bỏng theo mức độ. Sau đó, ngâm vùng bỏng vào nước mát. Tuyệt đối không bôi kem đánh răng hoặc nước mắm lên viết thương vì sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Khi viết bỏng bớt đau rát, mọi người nên dùng gạc y tế, quấn lỏng quanh vùng bỏng để bảo vệ cho rồinhanh chóng đưa tới bệnh viện.
Trẻ nhỏ là đối tượng bị bỏng do bóng bay nhiều nhất. Để tránh nguy hại, khi bơm bóng tránh bơm quá căng. Khi trẻ chơi đùa với bóng bay, người lớn cần để ý không được để nguồn nhiệt gần bóng. Không nên để bóng bay ngoài trời nắng hay lưu trữ trong phòng kín bởi nếu không may chạm vào nguồn nhiệt như đèn điện cũng có thể phát nổ.
KHÁNH HÒA (Tin8, ảnh: Internet)