Cứu người thì phải được người biết ơn, tôn trọng là lý lẽ hết sức bình thường ở đời. Nhưng đối với các nhân viên y tế Việt Nam, điều này đôi khi lại quá xa vời.
Nhân viên y tế bị đánh vì những lý do hết sức “không thể tin” được. Chạy chữa không nhanh, không đúng như yêu cầu của người nhà: đánh. Cấm quay phim ở nơi không cho phép: đánh. Chữa rồi mà bệnh nhân vẫn đau: đánh. Trả lời quá văn tắt: đánh. Cảm thấy ngứa mắt: đánh… Trong khi chữa bệnh cần quy trình, bác sĩ không phải là “thần tiên” để vung đũa thần là bệnh nhân khỏi bệnh, hết đau. Còn người nhà, bệnh nhân lại không phải bác sĩ, không thể “chỉ định” bác sĩ phải chữa trị bệnh theo ý muốn của mình được.

Các bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức làm việc liên tục tiếp nhận các ca tai nạn nặng suốt dịp tết. Ảnh: Diệu Linh
Nhưng nghịch lý vẫn diễn ra ở nhiều bệnh viện, khi mà bệnh nhân ngày càng đòi hỏi quyền của mình nhiều hơn, đòi hỏi được chữa bệnh tốt hơn, nhanh hơn, rẻ tiền hơn. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từng phải xót xa: “Bảo vệ bệnh viện thì không đủ sức nên tôi cảm thấy rất lo lắng. Bệnh nhân thì đòi được khám ngay, còn lấy điện thoại để quay và ghi âm để xem bác sĩ sơ sểnh gì thì đưa lên mạng, tố cáo thì làm sao bác sĩ yên tâm khám chữa bệnh được. Khi đó bác sĩ sẽ không sáng suốt khi khám chữa bệnh”.
PGS-TS Lê Thanh Hải – Giám đốc BV Nhi T.Ư cũng chia sẻ, nếu ai cảm thấy nhân viên y tế không vất vả thì đến xem các nhân viên bệnh viện làm việc một ngày sẽ rõ. Mỗi ngày BV Nhi T.Ư đón tiếp 2.200-3.500 bệnh nhi, có ngày lên đến 4.500, kèm theo 4.000-6.000 người nhà đi cùng. Mỗi bác sĩ khám từ 80-100 bệnh nhi/ngày. Khu vực nội trú, mỗi bác sĩ cũng phụ trách điều trị 10-20 bệnh nhi/ngày, điều dưỡng chăm sóc 20-30 cháu. Các thủ tục, giấy tờ, vấn đề an ninh, trật tự đều tăng theo cấp số nhân. Các bác sĩ làm quần quật, thậm chí không có thời gian...