Những thùng rác công cộng trên đường phố Nhật Bản
1. Thu gom và phân loại rác
Trên các con phố của Nhật Bản đều có nhiều thùng rác đặt cạnh nhau. Người dân đất nước này không những phải phân loại rác theo hướng dẫn mà còn phải đảm bảo để rác vào đúng màu túi. Nếu làm sai, số rác đó sẽ bị trả về lại cho chủ nhà.
Mỗi thành phố, thị trấn hay quận huyện có một hệ thống phân loại rác khác nhau. Riêng người dân sống ở 23 khu phố của thủ đô Tokyo phải để các loại rác đốt cháy được vào túi màu đỏ; rác không thể đốt cháy vào túi màu xanh dương; giấy, nhựa, chai lọ, nhựa mềm, báo, bìa, thủy tinh và pin đựng trong túi màu trắng.
2. Đốt rác
Nhật Bản không có nhiều đất để chôn lấp rác thải nên đất nước này lựa chọn giải pháp đốt rác bằng tầng sôi. Phương pháp này cực kỳ hiệu quả với những vật liệu khó cháy. Theo đó, sau khi phân loại, rác được treo trên lớp đệm tro nóng sủi bọt để hấp thụ luồng khí nóng và thúc đẩy quá trình diễn ra các phản ứng hóa học.
Đốt rác bằng tầng sôi có ưu điểm là tiết kiệm kinh phí, chiếm ít diện tích đất, lượng khí nitơ oxit (NO) và lưu huỳnh dioxit (SO2) sinh ra rất ít và cho phép Nhật Bản tận dụng nhiệt lượng sinh ra khi đốt rác để sản xuất điện từ.
3. Tái chế
Có tổng cộng 20,8% số rác thải hằng năm ở Nhật Bản được đưa vào tái chế. Đặc biệt là các loại chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate (PET). Đây cũng là vật liệu phổ biến trong ngành sản xuất nước uống đống chai ở đất nước này. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.
4. Lấn biển bằng rác để tạo thêm đất
Hai sân bay quốc tế Chūbu Centrair (gần Nagoya) và Kansai của Nhật Bản đều được xây trên hòn đảo nhân tạo bồi lấp từ rác. Nhật cũng ưu tiên ứng dụng công nghệ lấp biển bằng đá nặng, xi măng, bụi và rác để kiến tạo thêm diện tích đất.
KHÁNH HÒA (Tin8, ảnh: Internet)