“Tình trạng thuốc giả ảnh hưởng hầu hết đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Có thể có khoảng 72.000-169.000 trẻ em tử vong do viêm phổi mỗi năm vì thuốc giả” – Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Mới đây Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra công bố về tình hình thuốc giả tại các nước đang và kém phát triển. Theo đó, các chuyên gia đã xem xét 100 nghiên cứu liên quan đến 48.000 loại thuốc. Thuốc được dùng chữa bệnh sốt rét và các bệnh liên quan đến nhiễm trùng chiếm đến gần 65% số thuốc giả.
Thuốc giả còn có thể làm hơn 116.000 người chết vì sốt rét ở châu Phi, theo như nghiên cứu thuộc ĐH Edinburgh và Trường Y tế Vệ sinh và Nhiệt đới London (Anh).
“Hãy tưởng tượng một người mẹ phải từ bỏ thực phẩm hoặc các nhu cầu cơ bản nhất để trả tiền điều trị cho con. Họ không thể nhận ra rằng thuốc điều trị cho con họ là thuốc giả, không đủ tiêu chuẩn. Và cuối cùng là con họ chết. Điều này không thể chấp nhận được” – Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh.
Thuốc giả ngày càng tinh vi, nhìn mắt thường khó phát hiện được. (Ảnh: tiengnhatcoban.edu) Năm 2013, WHO đã xây dựng một hệ thống giám sát tình nguyện toàn cầu cho thuốc giả và kém chất lượng. Sau đó họ nhận được báo cáo về khoảng 1.500 loại thuốc bao gồm thuốc chữa bệnh tim, tiểu đường, vô sinh, tâm lý và ung thư… có vấn đề về chất lượng.
Bên cạnh đó, WHO cũng nhận được báo cáo về vắc-xin giả được dùng cho bệnh sốt vàng da và viêm màng não. Cuối năm 2013, tại Pakistan có tổng cộng 60 người đã tử vong thuốc ho giả.
WHO cho biết những trường hợp thuốc giả mà tổ chức này biết chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì nó đã bị che giấu quá tinh vi. Theo tổ chức này, các nước đang dùng khoảng 30 tỉ USD mỗi năm để mua thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Thế nào là thuốc giả?
WHO đã đưa ra định nghĩa về thuốc giả như sau: “Thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao bì giả”.
Thuốc giả có thể chia thành 6 loại có liên quan đến hình thức giả mạo và mức độ giả mạo của chúng như:
- Sản phẩm không có hoạt chất chữa bệnh.
- Sản phẩm có hàm lượng hoạt chất chữa bệnh không đúng.
- Sản phẩm có hoạt chất sai.
- Sản phẩm có lượng hoạt chất chữa bệnh đúng nhưng có bao bì giả nhái lại sản phẩm nguyên bản (mạo danh nhà sản xuất/nước sản xuất, xuất xứ thuốc thật bị làm giả).
- Sản phẩm có nồng độ hoạt chất không tinh khiết.
- Sản phẩm nhiễm bẩn chứa độc chất đến mức nguy hiểm.
Thuốc trị ung thư cũng có thể bị làm giả vì đắt tiền và người bệnh ung thư dễ bị tử vong và thường được cho là do bệnh chứ không do thuốc. (Ảnh: time.com) Khi kỹ thuật công nghệ càng phát triển thì tình trạng thuốc giả càng phổ biến. Bên cạnh các thuốc...