Vượt rừng vượt núi, thầm lặng mang sự sống đến cho đời

Ngày đăng: 07/03/2018
2,650 Read
188 Share
Vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, rào cản của những hủ tục lạc hậu, thiếu thốn về kinh tế và đôi khi là sự ngăn cản của gia đình, các cô đỡ thôn, bản ở các tỉnh miền núi vẫn lặng thầm làm nhiệm vụ.
Cô đỡ thôn bản tuyên truyền, tư vấn chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đồng bào dân tộc huyện Mang Yang (Gia Lai). Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN
Họ chính là những cánh tay nối dài của ngành Y tế, góp phần chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, sức khỏe ban đầu cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Khó khăn đến mấy cũng không từ bỏ công việc

Chị Lương Thị Kim Huyền, thôn 8, xã Cư Knia, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông đã có thâm niên 13 năm gắn bó với nghề cô đỡ. Kể về khoảng thời gian bắt đầu công việc, chị Kim Huyền nhớ lại: Đặc thù địa phương nơi chị sinh sống có nhiều dân tộc cùng chung sống, đồng bào nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, thế nên việc tuyên truyền ban đầu gặp rất nhiều khó khăn phần vì ngôn ngữ, phần vì người dân chưa thể hiểu được công việc của mình.

Bên cạnh đó, nhiều năm trước, đồng bào dân tộc vẫn còn duy trì nhiều hủ tục lạc hậu, nhất là trong sinh nở người dân tự đẻ tại nhà. Người phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh vẫn đi làm nương rẫy, có những trường hợp đẻ “rơi”, tự sinh chứ không có người đỡ… Việc thuyết phục người dân bỏ đi các hủ tục là việc rất khó, người đi tuyên truyền bị mắng là chuyện bình thường. Khó khăn là thế nhưng chị Kim Huyền vẫn kiên trì đến cùng với công việc của mình, không vì bị mắng mà bỏ cuộc. Lâu dần, nhờ sự kiên trì và áp dụng nhiều hình thức, mô hình thực tế, cô đỡ Lương Thị Kim Huyền đã giúp người dân hiểu ra, thay đổi dần hành vi, bỏ dần các hủ tục lạc hậu. Dần dà người sau nhìn thấy người trước rồi bắt đầu làm theo.

Nhớ lại một kỉ niệm đặc biệt khi làm nghề, cô đỡ Lương Thị Kim Huyền kể: Năm 2008, khi chị mới học xong lớp nâng cao giai đoạn 2 trở về địa phương. Ở trạm y tế xã có một ca đẻ, bà mẹ mang thai 3,8 kg. Em bé đã chui được đầu ra nhưng không thể xoay người tự nhiên để ra ngoài. Cô hộ sinh xã lúc bấy giờ khá lo sợ vì chưa từng gặp trường hợp nào tương tự nên quay sang bảo chị xử lý trường hợp này. Không còn lựa chọn nào khác, chị Huyền phải  nhớ lại những gì đã được học và thực hành. Kết quả, em bé nặng 3,8kg, “con rạ” được sinh ra một cách nhẹ nhàng và người mẹ không bị rạch tầng sinh môn một chút nào. Sau trường hợp đó, nhiều thai phụ đến trạm sinh cứ đòi phải có chị Huyền đỡ mới sinh ở đây.

Đến nay, sau 13 năm gắn bó với nghề, cô đỡ Kim Huyền đã đỡ cho khoảng hơn 150 ca. Chia sẻ về nghề, chị Kim Huyền cho biết, giai đoạn 2005-2010 là khoảng thời gian chị đỡ được nhiều ca nhất. Sau đó, số lượng ca sinh tại địa phương giảm dần và hai năm gần đây không có ca nào nữa. Tuy nhiên, chị không thấy buồn mà ngược lại thấy rất vui vì công sức tuyên truyền, vận động của mình đã đạt hiệu quả. Người dân đã nhận thức được việc đến các cơ sở y tế tuyến trên để sinh đẻ cho an toàn. Hiện nay, công việc chính của chị Huyền là khám thai, quản lý thai, quản lý trẻ dưới 5 tuổi, tiếp tục tư vấn để người dân hiểu và nhận ra vấn đề cần đến cơ  sở y tế để sinh đẻ cho an...
2,650 Read
188 Share
(264)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang