Theo tư tưởng của Lão Trang, Đông y xây dựng một nền y học dự phòng rất hoàn chỉnh: Từ quan sát khí tượng, thiên văn, chiêm tinh, xem mạch, thực dưỡng cho đến khí công… đều có mục đích lập lại quân bình của tâm và thân trước khi bệnh tật xuất hiện, nhưTôn Tư Mạc trong[Thiên kim yếu phương]nói: “Cổ nhân giỏi về y thuật, thượng y trị bệnh chưa tới, trung y trị bệnh sắp phát, hạ y trị bệnh đã rồi”.
Phần 1: Bàn về cái nhìn tổng trạng của Đông y đối với cơ thể
Phần 2: Lề lối dùng thuốc, đường hướng trị bệnh của Đông y
Phần 3: Dưỡng sinh trong Đông y – Cái gốc của phòng bệnh
Sự hòa hợp tiết điệu sinh sống giữa con người và vũ trụ
Đạo học chủ xướng con người muốn khỏe mạnh nên sống hòa hợp với thiên nhiên. Nhân thể và vũ trụ cần hòa tấu cùng một tiết điệu, cần chia sẻ cùng một tiến trình năng lượng. Về mùa xuân hay lúc rạng đông là lúc khí lực bắt đầu xuất sinh, khí đạt đến mức tối đa lúc mùa hạ hay buổi ban trưa, khí thu vén lại với tiết thu về hay khi chiều xế, khí ẩn vào mùa đông hay khi màn đêm buông xuống…
Bởi khí tiểu trường (ruột non) vượng vào giờ mùi (13-15h) cho nên sống hợp với tự nhiên cũng là ăn bữa ăn chính lúc đúng ngọ (11-13h), để giúp bộ máy tiêu hóa hấp thụ dễ dàng. Cũng tương tự như vậy, đại tiện lúc sáng sớm là rất hợp lẽ tự nhiên, vì khí của đại trường vượng vào giờ mão (5-7h sáng).
Thời gian vượng của tạng phủ. (Ảnh: kenh14.vn)Tiết điệu sinh sống ấy của chúng ta, dẫu có thể thay đổi phần nào vì những điều kiện khác biệt, vô hình chung cũng chỉ là bóng mờ của một tiết điệu to lớn chi phối cả cõi hoàn vũ. Nếu ăn uống vào những giờ giấc khác, nếu ruột già không được vận dụng vào những thời khắc thích nghi, nếu quả tim phải oằn mình gánh vác một công việc nặng nhọc vào lúc tâm khí suy giảm, thì sẽ có những hỗn loạn xảy đến. Thành ra những tập quán vừa kể trong lối sống hàng ngày của chúng ta chẳng phải là do ngẫu nhiên mà thành, mà từ bao nhiêu thế kỷ rồi, Đông y đã thấu triệt những hoạt động vòng tròn đặt mốc và chỉ lối trên con đường sinh sống “sinh chi đồ” (Đạo đức Kinh) của vạn vật.
Y lý cổ truyền phương Đông là một nền y học chủ yếu dự phòng
Ảnh hưởng tư tưởng của Lão Trang, Đông y xây dựng nền y học theo một chiều hướng độc đáo: Dự phòng. Là sự phối hợp thiên văn, khí tượng, chiêm tinh với y khoa, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đối với sinh vật, đặc biệt là đối với nhân thể, nhằm mục đích nắm vững quy luật biến hóa của hoàn cảnh tự nhiên, xét đoán sự thay đổi của khí hậu hàng năm và tình hình phát bệnh để đặt vấn đề phòng ngừa và chẩn trị chính xác.
Người xưa quan sát khí tượng, thủy văn, chiêm tinh để phòng ngừa thiên tai và bệnh dịch. (Ảnh: r.goope.jp)Chẳng hạn những năm Giáp thì hành thổ thái quá nên có nhiều mưa bão lụt, dễ phát sinh những bệnh tật về thấp, vì vậy cần chú ý đề phòng các bệnh về Tỳ tượng. Năm Ất tỵ, vốn thuộc kim bất cập, cho nên dễ phát sinh nhiệt bệnh, cần chú ý đề phòng các bệnh về Phế tượng…
Cùng trong chiều hướng đặt nặng vấn đề phòng ngừa bệnh tật này, Nội Kinh Tố Vấn viết: “… thánh nhân không trị khi đã mắc bệnh, mà trị từ lúc chưa mắc bệnh, không trị khi đã loạn mà trị từ lúc chưa loạn. Nếu bệnh đã mắc mới uống thuốc, loạn đã bùng mới đối phó, khác gì lúc khát mới đào giếng, sắp đánh giặc mới đúc binh khí…”.
Như vậy, cái lý tưởng to lớn của người y sĩ là làm sao chạy đua nhanh hơn bệnh tật, giúp bệnh nhân ngăn chặn được các bệnh lý bất thường trước khi chúng hiển lộ, giống như bậc thánh nhân trị nước, vẫn hằng khắc khoải “vị chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn”: Ngăn ngừa khi chưa có, sửa trị lúc chưa loạn.
Cho nên bậc Thượng công – tức là người thầy thuốc giỏi nếu như: “… thấy Can mắc bệnh thì biết là Can sẽ phạm đến Tỳ, nên lo bổ ngay Tỳ...” theo đúng lời dạy của danh sư Trương Trọng Cảnh trong “Kim Quỹ Yếu Lược”. Nói một cách khác, trong một cơ thể bề ngoài bình thường, rất có thể có những triệu chứng báo trước bệnh tật cần phải được phát giác kịp thời, nhất là qua nghệ thuật bắt mạch.
Tinh túy của Đông y là xem mạch biết trước bệnh để dự phòng. (Ảnh: fytong.com.hk)Loại đặc điểm này của văn hóa Trung Quốc cũng thể hiện trong luận cứ của y sư triều Đường – Dược Vương (thánh dược) Tôn Tư Mạc (581- 682), ông phân bệnh tật thành 3 tầng thứ: “bệnh chưa tới”, “bệnh sắp phát”, “bệnh đã rồi”. Tôn Tư Mạc trong “Thiên kim yếu phương” nói: “Cổ nhân giỏi về y thuật, thượng y trị bệnh chưa tới, trung y trị bệnh sắp phát, hạ y trị bệnh đã rồi”, đều trùng khớp với Cát Hồng triều Tấn trong “Bão Phác Tử” vốn nói: “Tiêu hoạn (bệnh) chưa khởi, trị tật (bệnh) chưa tới, trị khi chưa việc gì”.
Lý luận này của Trung y lại nhấn mạnh tầm quan trọng của y học dự phòng, càng nhấn mạnh trên 2 phương diện thân và tâm bảo trì phương thức sinh hoạt khỏe mạnh.
Mối tương quan giữa thầy thuốc và bệnh nhân theo truyền thống
Lão học là một triết thuyết rất coi trọng sự sống, bởi “Thiên địa chi đại Đức viết sinh” (Đức lớn của Trời Đất là nguồn sống). Nguồn sống, như một bà mẹ to lớn và chung nhất, có hình ảnh trong từ “Mẫu” mà Lão Trang rất ưa dùng như nói “phục thủ kỳ mẫu”, “thiên hạ (chi) mẫu”… cho nên chữa bệnh là tìm về với mẹ thiên nhiên, hòa mình bằng tình thương, không phải đơn thuần do trí thức, suy luận.
Người thầy thuốc có bổn phận phải quên mình là chủ thể đi, để tự đặt mình vào với khách vật (bệnh nhân), giao cảm với thân chủ, nói tiếng nói của thân chủ, đau cái đau của thân chủ, suy luận theo đường hướng thân chủ suy luận. Cho nên Đông y là một nền khoa học có khả năng thích ứng, đồng hóa rất cao.
Trong nền y lý Đông phương, người thầy thuốc thường chẩn mạch cho thân chủ ngay cả những khi thân chủ có vẻ khỏe mạnh bình thường, để rồi sau đó kê một toa thuốc hoặc có lời khuyên đối với thân chủ nhằm đối phó với tình trạng bất quân bình thuộc phạm vi mà mình phát giác, vì lẽ cơ thể không thể được xem là hoàn toàn an bình, ổn định mặc dù bên ngoài chẳng có gì bất thường, bởi nếu không thế thì con người đã là bất tử.
Đông y truyền thống nhấn mạnh mối trương quan giữa thầy thuốc và khách vật (bệnh nhân). (Ảnh: greenhomespace.homemaq.com)Cho nên trong lề lối y khoa truyền thống, mỗi năm thân chủ thường viếng thăm lương y đều đặn vài ba lần, theo nguyên tắc thì mỗi mùa một lượt, với niềm tin xác tín: Là con người mình được y sĩ bảo trì trong điều kiện khả quan nhất mà y khoa cho phép đạt đến. Như vậy, đây là một nền y học phòng ngừa trên bình diện tính phẩm (về chất chứ không phải về số lượng) áp dụng chặt chẽ cho từng cá nhân riêng biệt và chỉ cho từng cá nhân mà thôi.
Cần nói thêm là sự hòa đồng ở đây không những cần thiết mà còn không có không được, vì thầy thuốc phải có uy tín hữu hiệu đối với bệnh nhân, thì tác vụ y khoa mới có giá trị. Cho nên nếu người trị bệnh ngần ngại hoặc mệt nhọc, trong khi người được trị bệnh khó tính hoặc nghi ngờ, thì thành quả đạt được sẽ rất nhỏ nhoi.
Một nét đặc thù của y lý cổ truyền Đông phương truyền...