Nhiều trường hợp người dân không may bị vật nuôi trong nhà tấn công khiến cơ thể bị tổn thương nặng, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên khi tình huống xảy ra, người nhà và nạn nhân lại hốt hoảng, lo sợ không biết cách xử lý đúng dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Gần đây, nhiều trường hợp người dân bị vật nuôi (chó, mèo…) tấn công dẫn đến tổn thương nghiêm trọng. Qua tìm hiểu, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM: cháu trai T.L. (1 tuổi, quê Đắk Lắk) bị chó cắn rất nặng, mũi bị mất gần hết. Người nhà cháu L. cho biết, mọi người đang bận công việc dưới bếp nên để cháu L. chơi 1 mình trên nhà. Tại đây, cháu L. lấy cọc tre đánh vào một con chó và bất ngờ bị nó lao vào cắn khiến rách mặt...
Trường hợp cháu T. T. Q. (8 tuổi, ở Phú Bình, Thái Nguyên) do quý mến chó nên đã bế chó con chơi. Ngay lập tức, cháu Q. bị chó mẹ (chó của nhà hàng xóm) nặng khoảng 20 kg tấn công vào mặt, gây rách mắt, đứt lệ quản… Ngoài ra, nhiều trường hợp khác do chơi với mèo và những vật nuôi khác cũng bị những con vật này tấn công dẫn đến tổn thương nặng.
Sơ cứu khi bị vật nuôi cắn
Bác sĩ Nguyễn Viết Hậu - Phó trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, khi không may bị chó hoặc mèo cắn gây tổn thương nặng, trường hợp chảy máu nhiều kèm với triệu chứng đau đôi khi gây nên tình trạng sốc, tương tự các loại sốc chấn thương với biểu hiện như mặt tím tái, da xanh, có thể không nói được, ngất xỉu… Lúc này cần trấn an nạn nhân.
“Vết thương chảy máu nhiều phải dùng gạc sạch, khăn sạch, thậm chí áo sạch…...