Hòn đảo Sardinia thanh bình nằm giữa những con sóng xanh biếc được biết đến như một vùng đất ít ảnh hưởng phong cách Italia nhất trong khu vực. Ngày nay Sardinia là nổi tiếng là hòn đảo xinh đẹp và mến khách, đồng thời là quê hương của những cụ ông trường thọ nhất trên thế giới.
Vào đầu những năm 2000, nhà nhân khẩu học, tiến sĩ – bác sĩ Giovanni Pes đã phát hiện tỷ lệ tử vong thấp và tuổi thọ cao rõ rệt tại một vài ngôi làng nằm ở trung tâm hòn đảo Sardinia. Ông gọi hòn đảo là một Vùng Xanh, thuật ngữ chỉ những vùng đất người dân sống thọ hơn bình thường. Theo thống kê trên hành tinh có tổng cộng năm Vùng Xanh.
Ảnh: Italian Breaks Tại Sardinia, có không ít hơn 5 người nằm trong danh sách 40 người sống thọ nhất thế giới. Cụ ông Antonio Todde là người đầu tiên trên thế giới sống đến 110 tuổi. Cụ sống tại Tiana, một ngôi làng thuộc đảo Sardinia. Cụ Antonio đã sống qua ba thế kỷ: sinh vào những cuối thế kỷ 19 và mất đầu thế kỷ 21, cụ thọ 113 tuổi.
Ở trung tâm của Sardinia là vùng đất Silanus, nơi cư ngụ của 2,400 người. Tỷ lệ người sống trăm tuổi ở đây cao gấp 2 lần phần còn lại của Italy.
Tại những ngôi làng này, mọi thứ dường như vẫn còn đơn sơ và bình dị, tựa như một thế giới khác nếu so sánh với các đô thị văn minh. Tuy vậy chính sự biệt lập của các ngôi làng vùng núi đã giúp họ bảo tồn được những giá trị truyền thống trước cuộc xâm lăng của nền văn hóa hiện đại. Người dân Sardinia vẫn gìn giữ được những nét sống lành mạnh, giàu tình cảm và gần gũi với thiên nhiên. Người dân săn bắt, đánh cá, thu hoạch mùa màng. Mối quan hệ trong gia đình và với hàng xóm đều nồng ấm.
Trong chiếc lán đằng sau ngôi nhà tại làng Silanus, cụ Tonino Tola khi đó 75 tuổi đang mải mê với công việc. Đến 11h sáng, cụ đã vắt sữa bốn con bò, chẻ nửa đống củi, thịt một con bê và chăn cừu trên quãng đường dài hơn 6 cây số, một khối lượng công việc không tưởng ở độ tuổi 70.
Tại làng Silanus trên hòn đảo Sardinia thơ mộng, hình ảnh những cụ 70, 80 tuổi leo núi, chăn cừu không quá xa lạ. Với địa hình đồi núi, không khí thiên nhiên trong lành giàu oxy, cùng với quãng đường chăn cừu vài cây số mỗi ngày quả là bài tập thể lưc tuyệt vời, đồng thời giúp mọi người nhận được nhiều vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Ảnh: Blue Zones Người Sardinia biết rằng họ sống để làm gì. Quan trọng hơn hết, họ biết hài lòng và cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại. Khi được hỏi liệu có bao giờ ông cảm thấy buồn chán, cụ Tonino vui vẻ trả lời: “Tôi yêu cuộc sống nơi đây mỗi ngày. Tôi yêu quý gia súc và chăm sóc chúng.
Quan hệ trong gia đình, tình làng nghĩa xóm đều sâu đậm, điều đang dần phai nhạt trong thế giới hiện đại. “Ngày hôm nay chúng tôi không thực sự cần đến thịt bê vừa mổ. Một nửa lượng thịt cho con trai và gần nửa còn lại được san sẻ cho hàng xóm. Nhưng nếu không có gia súc và công việc chăn nuôi, tôi sẽ ngồi nhà mà không làm gì, tôi sẽ không có mục đích sống”, cụ Tonio tâm sự.
Người Sardinia rất coi trọng các giá trị văn hóa gia...