Điểm danh 7 loại nguyên liệu thường được dùng trong pha chế cà phê giả

Ngày đăng: 24/04/2018
2,419 Read
159 Share
Mặc dù Việt Nam thuộc tốp đầu các nước xuất khẩu cà phê nhưng khá nhiều người tiêu dùng trong nước hiện vẫn phải sử dụng cà phê giả, kém chất lượng hàng ngày. Mới đây vấn đề này lại trở nên nóng hơn với nhiều vụ gian lận được phát hiện ở khắp nơi. Vậy các bạn có biết cà phê giả được làm từ gì và nó ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Mặc dù Việt Nam thuộc tốp đầu các nước xuất khẩu cà phê nhưng khá nhiều người tiêu dùng trong nước hiện vẫn phải sử dụng cà phê giả, kém chất lượng hàng ngày. Mới đây vấn đề này lại trở nên nóng hơn với nhiều vụ gian lận được phát hiện ở khắp nơi. Vậy các bạn có biết cà phê giả được làm từ gì và nó ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Theo một khảo sát của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam về hàm lượng cafein trong 253 mẫu cà phê đen tại 4 tỉnh, thành phố (gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Sóc Trăng) cho thấy: có tới gần 1/3 lượng cà phê được tiêu thụ (chiếm 30,04%) có hàm lượng caffeine rất thấp (dưới 1g/L), đặc biệt đáng báo động có tới 5 mẫu hoàn toàn không chứa caffeine.

Ảnh: caphe.com.vn

Các mẫu khảo sát được mua ngẫu nhiên tại các địa điểm kinh doanh cà phê khác nhau gồm: Cà phê quán lớn, quán cà phê nhỏ (quán cóc), căn tin bệnh viện, cà phê vỉa hè và xe đẩy. Theo các chuyên gia thực phẩm, cà phê không có cafein hoặc có nhưng hàm lượng thấp thường là loại cà phê độn ngũ cốc rang cháy, trộn thêm hương liệu

1. Bột đậu tương và bột bắp

Hạt ngô, đậu nành tạo ra loại bột tương đối giống cà phê. Đồng thời, sau khi rang các loại hạt này cũng tạo nên độ thơm, ngậy. Điều đáng nói ở đây là đậu nành và bột bắp được rang cháy để cho giống cà phê thật, như vậy sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng.

Sản phẩm cà phê chồn Tuy Hòa của công ty TNHH Hoàng Phú An bị nghi ngờ làm giả từ bột đậu nành và bột bắp. (Ảnh: Dân trí)

Ngoài ra, vì để hạ giá thành, người ta có thể dùng các loại ngũ cốc kém chất lượng có nguy cơ nhiễm nấm mốc… Khi rang cháy sẽ át đi mùi vị của mốc, tuy nhiên các độc tố vẫn còn đây khiến cho ly cà phê thêm độc hại.

2. Cau đắng

Hạt cau, vỏ quả cau vốn đã đắng, được nướng cháy thành than nên khiến người tiêu dùng nhầm thành vị đắng cà phê. Điều này xuất phát từ một số quan niệm cho rằng cà phê nguyên chất có vị đắng, do vậy mà người sản xuất cà phê giả cũng cố gắng bắt chước theo.

Vỏ cau đốt cháy thành than cũng là một thành phần của cà phê giả. (Ảnh: Bestie)

3. Hương liệu hóa chất

Người ta có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng hương liệu với nguồn gốc không rõ ràng. Để tạo mùi, người ta sử dụng tinh cà phê, chủ yếu làm từ hóa chất, chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Các loại phụ gia khác như hóa chất tạo sánh chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây vô sinh, ung thư. Tất cả chúng đều được sử dụng trong sản xuất cà phê giả.

Mùi cà phê bạn ngửi thấy có thể chỉ là hương liệu hoá học. (Ảnh minh hoạ: Phadin Coffee)

4. Dùng lại bã cà phê

Xuất phát điểm, người rang xay cà phê, trộn thêm các hạt cà phê mẻ, hạt xấu vì chúng rẻ hơn và dễ được bỏ qua hơn ở các trạm kiểm soát. Thế nhưng cũng đến lúc những hạt này cũng hiếm dần, người ta lại nghĩ đến việc trộn vỏ dày của cà phê vào, dẫu sao thì nó cũng có chút hơi hướm cà phê trong đó. Có trường hợp còn dùng lại bã cà phê đã pha.

Bã cà phê được dùng lại. (Ảnh: vancuaphai.com)

5. Phẩm màu công nghiệp

Phẩm màu công nghiệp giá rẻ hơn từ 3 đến 4 lần so với...

2,419 Read
159 Share
(239)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang