Cảnh báo gia tăng tỉ lệ học sinh tự vẫn do rối loạn tâm thần học đường

Ngày đăng: 14/04/2018
3,582 Read
297 Share
Cuộc sống công nghiệp hoá ngày nay, áp lực học hành, thi cử căng thẳng từ gia đình và nhà trường đang làm cho những bệnh lý về tâm thần ở trẻ em và vị thành niên phát sinh đáng kể. Nhiều trường hợp không thể chịu đựng được đã từ bỏ cả mạng sống của mình. Vậy làm thế nào để giúp các em vượt qua được giai đoạn dễ biến động tâm lý này để có được tuổi thơ đúng nghĩa?

Cuộc sống công nghiệp hoá ngày nay, áp lực học hành, thi cử căng thẳng từ gia đình và nhà trường đang làm cho những bệnh lý về tâm thần ở trẻ em và vị thành niên phát sinh đáng kể. Nhiều trường hợp không thể chịu đựng được đã từ bỏ cả mạng sống của mình. Vậy làm thế nào để giúp các em vượt qua được giai đoạn dễ biến động tâm lý này để có được tuổi thơ đúng nghĩa?

Ngày 6/2/2018, TS Fiona Samuels, đại diện nhóm nghiên cứu Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (Unicef) kết hợp với Bộ LĐ – TB&XH công bố kết quả nghiên cứu về sức khoẻ tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam. Theo đó, tỉ lệ mắc các vấn đề sức khoẻ tâm thần chung ở trẻ em và trẻ vị thành niên Việt Nam từ 8-29%, từ mức độ nhẹ chưa phải điều trị đến nặng.

Tỉ lệ trẻ vị thành niên tự tử là 2,3%, dù thấp hơn tỉ lệ chung toàn cầu (9%) nhưng đang có xu hướng gia tăng. Trong số 409 người từng nghĩ đến tử tự có 102 người đã từng tìm cách tự tử, trong đó nhóm tự gây tổn hại bản thân như rạch tay hay tự nhốt mình ở nữ cao hơn nam, theo Vietnamnet.

Tiến sĩ Fiona Samuels. (Ảnh: dtinews.vn)

Nguyên nhân gia tăng rối loạn tâm thần tuổi học đường

Nguyên nhân của chứng rối loạn tâm thần có thể do khối lượng học tập quá tải, học thêm, bồi dưỡng ngoài giờ liên tục, phụ huynh kỳ vọng ở con em quá nhiều nên tạo một tâm lý nặng nề cho trẻ. Các em luôn trong tình trạng liên tục học mà không có thời gian thư giãn đầu óc và cơ thể.

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng học càng nhiều càng tốt cho tương lai của con, trong khi họ lại quên mất việc cần hỏi han, động viên, hỗ trợ tinh thần của con trong cuộc sống.

Có những khúc mắc trong quan hệ bạn bè, bạo lực học đường cũng là những yếu tố stress dẫn đến các bệnh lý về tâm thần. Thêm nữa, các em thường có cảm giác tội lỗi hay bị xúc phạm từ những lời la mắng vô ý của người lớn.

Ảnh: baomoi.com

Những thói quen không lành mạnh như hút thuốc lá, uống rượu, không hoặc ít tập luyện thể dục thể thao hoặc thức quá khuya, ngủ dậy muộn; nghiện game, chơi điện tử quá nhiều cũng dẫn đến suy giảm chất lượng học hành, sức khỏe cũng làm ảnh hưởng tâm lý của các em.

Một trong những nguyên nhân ngày nay khiến cho vấn đề rối loạn tâm thần ở thanh thiếu niên gia tăng chính là sự phát triển quá đà của công nghệ. Chính những sản phẩm công nghệ hiện đại smartphone, ipad… đang khiến những cuộc trò chuyện trực tiếp trở nên khan hiếm hơn. Việc quan tâm đến cảm xúc, nét mặt đang trở nên là một thứ xa xỉ. Do vậy việc chia sẻ giữa người với người cũng trở nên khó khăn hơn.

Một số biểu hiện rối loạn tâm thần dễ mắc phải

Biểu hiện chung rối loạn tâm thần ở học sinh có thể phát hiện được như mất tập trung, căng thẳng, đau đầu, chóng mặt, khó kiểm soát hành vi; nặng hơn thì có biểu hiện trầm cảm, thậm chí hoang tưởng và dẫn đến hành vi tự sát. Một số dạng rối loạn tâm thần ở trẻ:

Bệnh trầm cảm:

Ban đầu sẽ xuất hiện các dấu hiệu của giai đoạn trầm cảm có thể bao gồm:

Ba triệu chứng chủ yếu: khí sắc trầm (hàng loạt cảm xúc tiêu cực như buồn chán, thất vọng, bi quan); mất mọi quan tâm thích thú (không còn cảm thấy hứng thú, vui vẻ đối với những việc mình từng cho là thú vị); giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.

Bảy triệu chứng phổ biến khác: giảm tập trung và sự chú ý; giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định; ý tưởng bị tội và không xứng đáng; nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan; rối loạn giấc ngủ; rối loạn ăn uống (giảm hoặc tăng ăn uống); thay đổi trọng lượng cơ thể; có ý tưởng và hành vi huỷ hoại bản thân hoặc tự sát.

Trầm cảm có xu hướng dẫn tới tự huỷ hoại bản thân hoặc tự sát. (Ảnh: wikitree.co.kr)

Các triệu chứng này kéo dài trong khoảng ít nhất 2 tuần. Hầu hết các em sẽ gặp những cảm xúc này và có thể vượt qua, tự mình thoát khỏi trạng thái trầm cảm tạm thời, nhưng một số lại không thể. Khi những cảm xúc tiêu cực đó kéo dài dai dẳng, cản trở những hoạt động bình thường, thì sẽ thiết lập nên một loại bệnh tâm thần, thường được gọi là bệnh trầm cảm. Trầm cảm chiếm hơn 50% các trường hợp tự sát.

Rối loạn lo âu:

Lo...

3,582 Read
297 Share
(356)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang