'Bác sĩ không được phép mắc sai lầm?'

Ngày đăng: 18/09/2017
3,771 Read
219 Share
Chia sẻ từ vụ bác sĩ BV Mắt TƯ gác chân lên ghế, bác sĩ Trần Văn Phúc cho rằng: 'Xã hội đòi hỏi ở ngành y chúng tôi quá cao. Và khi có sự cố y khoa xảy ra, bao giờ người ta cũng quy lỗi cho một cá nhân’.

đạo đức y khoa, bác sĩ

Tư thế ngồi gác chân lên ghế của bác sĩ Nguyễn Thị Minh (BV Mắt Trung ương) bị bố bệnh nhân quay clip đăng tải lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua

Câu chuyện của bác sĩ Nguyễn Thị Minh, khoa Mắt Trẻ em của Bệnh viện Mắt Trung ương, ngồi gác chân lên ghế bị bố bệnh nhân quay clip đăng tải lên mạng xã hội và lan truyền với tốc độ chóng mặt là một ví dụ điển hình cho cách giải quyết khi cá nhân mắc lỗi.

Với tư thế ngồi chưa được đẹp mắt của mình, bác sĩ Minh đã bị không ít người ‘dành tặng’ những lời miệt thị, chê bai… Và hệ quả là bác sĩ Minh bị tạm đình chỉ công tác…

Khi những sự việc xảy ra, người ta chỉ quy lỗi cho bác sĩ mà không đặt câu hỏi hệ thống đang có vấn đề gì bất ổn, làm cho bác sĩ ‘mắc lỗi’ như vậy?

bệnh viên mắt trung ương

 Khi tai biến y khoa xảy ra, người ta chỉ quy lỗi cho bác sĩ mà không đặt câu hỏi hệ thống đang có vấn đề gì bất ổn?

Gia Đình Mới xin đăng tải bài viết của bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, với những góc riêng về vụ việc của bác sĩ Nguyễn Thị Minh và câu chuyện cảm động về một bác sĩ nhãn khoa đầy tài năng phải lựa chọn cái chết để thanh minh cho những ‘sai lầm’ không phải của mình.

Bác sĩ không được phép mắc sai lầm?

Đó là một thực tế mà xã hội đòi hỏi ở ngành y chúng tôi quá cao.

Ngay cả ngành công nghiệp hàng không, cũng nhận thấy điều đó là không thể, mà chắc chắn những sai lầm của họ sẽ gây ra hậu quả thảm khốc lớn gấp nhiều lần so với tai biến y khoa.

Và khi những sự cố y khoa xảy ra, bao giờ người ta cũng quy lỗi cho một cá nhân. Điều đó hoàn toàn đúng, bởi lỗi luôn xuất phát từ một việc làm cụ thể.

Cách giải quyết khi cá nhân mắc lỗi, bao giờ cũng bị tạm đình chỉ công tác, sau đó tùy theo mức độ lỗi mà thi hành kỉ luật, từ khiển trách cho đến đuổi việc.

Câu chuyện bác sĩ Nguyễn Thị Minh, khoa Mắt Trẻ em của Bệnh viện Mắt Trung ương, vừa bị bố bệnh nhân quay clip phát tán lên mạng Internet, là một ví dụ rất điển hình.

Có thể hành động gác chân cao của bác sĩ Minh chỉ là lỗi ứng xử hoàn toàn cá nhân!

Nhưng tại sao chúng ta không thử đặt ra giả thiết, một nữ bác sĩ còn 2 năm nữa về hưu, ngồi khám cả buổi cho hàng trăm bệnh nhân, lại toàn các cháu bé, cuối giờ bị bố bệnh nhân vào gây sự, rồi chỉ đạo bác sĩ phải khám thế nọ thế kia một cách vô lí, thì điều gì sẽ xảy ra?

Tôi đã khám cho không biết bao nhiêu bệnh nhân ở tuổi chị Minh, thấy đa số họ bị suy van tĩnh mạch chi dưới. Chỉ cần đứng một lúc lâu, hoặc ngồi một chỗ vài tiếng, là cảm giác kiến cắn râm ran và giòi bò trong xương như người nghiện.

Tôi đã khuyên những bệnh nhân của tôi, là ngay cả khi ngồi làm việc, nếu có thể thì cũng nên thường xuyên gác chân cao. Và dù tôi có khuyên hay không, thì những người suy van tĩnh mạch chi cũng sẽ làm việc đó như một phản xạ.

Có rất nhiều lí do như thế, để giải thích cho hành động tại sao bác sĩ Nguyễn Thị Minh gác chân cao khi phải trả lời những câu đôi co gây sự của người nhà bệnh nhân.

Khi đoạn clip đăng tải trên mạng Internet, nó đã lan truyền chóng mặt. Người ta dành những lời miệt thị không chỉ với bác sĩ Minh, mà còn để sỉ nhục giới cả y khoa.

Và hệ quả là bác sĩ Minh bị tạm đình chỉ công tác…

Tại sao chúng ta chỉ quy cho bác sĩ Nguyễn Thị Minh mắc lỗi gác chân là không lịch sự với người nhà bệnh nhân, mà không đặt câu hỏi hệ thống đang có vấn đề gì bất ổn, làm cho chị Minh phải mắc lỗi như vậy?

bệnh viện mắt trung ương

 Nếu bác sĩ chỉ phải khám 10 - 15 bệnh nhân mỗi ngày thì sẽ không có cảnh bác sĩ gác chân lên ghế và người nhà bệnh nhân không phải bức xúc vì thấy bác sĩ khám qua loa

Tôi đảm bảo rằng, nếu ngành y tế bằng cách nào đó để bác sĩ Minh thay vì khám hàng trăm trẻ mỗi buổi sáng với giá dịch vụ rẻ mạt, thì hãy để bác sĩ Minh khám 10 – 15 trẻ với giá viện phí thật cao như các nước phát triển đang làm, khi ấy bác sĩ Minh sẽ không bao giờ dám gác chân quá cao, người nhà bệnh nhân sẽ không phải bức xúc là bị bác sĩ khám qua loa…

Bác sĩ vì lí do gì đấy để xảy ra sai sót, họ sẽ phải sống trọn đời với cảm giác tội lỗi; trong khi thủ phạm thực sự, nguyên nhân gốc rễ, lại chính là...

3,771 Read
219 Share
(372)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang