Trào lưu “trai giả gái, gái giả trai” đang nở rộ trên sóng truyền hình đến mức... quen mắt. Việc nhà đài quá lạm dụng "chiêu" này không chỉ khiến người xem nhàm chán mà còn lo lắng cho nhận thức, lối sống của con trẻ.
Trào lưu "trai giả gái" trong các chương trình truyền hình thực tế đang khiến khán giả ngán ngẩm và lo lắng con em mình sẽ nhận thức sai lệch về giới tính. Trong ảnh, Thanh Duy giả Lệ Quyên trong chương trình "Gương mặt thân quen" - Ảnh: Internet
Video Thanh Duy giả gái trong một phần thi tại "Gương mặt thân quen" - Nguồn: YouTube
Thí sinh Thiện Trung giả gái trong chương trình "Thách thức danh hài" - Nguồn: YouTube
Ít thì hay, nhiều thì nhàm
Khi những tập đầu tiên của các chương trình truyền hình thực tế lên sóng, người xem còn thấy vui vì nó độc, lạ, mang tính giải trí cao. Nhưng cái gì vừa đủ thì ngon, ê hề thì khiến người xem bị bội thực.
Các chương trình hài kịch, truyền hình thực tế cho người xem thưởng thức quá nhiều, dẫn đến việc họ cảm thấy nhàm chán. Mở ti-vi ra thấy gái giả trai là nhiều người vội vàng chuyển kênh, như vậy nhà đài sản xuất làm cái gì cho tốn công sức mà tốn tiền?
Trấn Thành giả gái trong chương trình "Gương mặt thân quen" đã khiến cộng đồng mạng tranh cãi trong một thời gian dài - Ảnh: Internet
Thui chột tư duy, lối sống của con trẻ
Khi các bạn trẻ ở tuổi thanh thiếu niên hoăc trẻ con nếu tiếp xúc với các chương trình này quá nhiều sẽ dẫn đến việc nhận thức lệch lạc về vấn đề giới tính. Ở lứa tuổi này, các bạn trẻ xem các chương trình trên ti vi cũng là một cách để học hỏi về những thứ xảy ra trong cuộc sống. Những nội dung sai trên ti vi sẽ vô tình dạy cho chúng những bài học sai.
Nếu nhà đài sản xuất các nội dung sai lệch về giới tính sẽ dạy cho con trẻ những kiến thức không đúng. Trong khi đó vấn đề giới tính vốn nhạy cảm, nan giải.
Trẻ em cũng bị "ép" đóng giả "giới tính" trong chương trình "Gương mặt thân quen nhí" khiến nhiều người lo lắng - Ảnh: Internet
Làm gì cũng xin nghĩ đến thế hệ trẻ
Truyền hình đang ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiếp nhận thông tin của xã hội. Việc tung ra các sân chơi, các chương trình thực tế, game shows cần phải có chọn lọc, phải đảm bảo tính giáo dục ở trong đó.
Nếu nhà đài không chú ý về các vấn đề này sẽ dẫn đến các tư duy lệch lạc tác động đến giới trẻ. Các bài học sai quy tắc với chuẩn mực của cuộc sống sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường cho tương lai của những đứa trẻ và cho cả xã hội…
Khương Ngọc (phải) giả Mỹ Tâm trong chương trình "Gương mặt thân quen" - Ảnh: Internet
Video Khương Ngọc giả Mỹ Tâm trong chương trình "Gương mặt thân quen" - Nguồn: YouTube
KHẢ NGÂN (Tin8)