Luật pháp Việt Nam có thể can thiệp như thế nào về ảnh và clip nhạy cảm trên Instagram của Hồ Vĩnh Khoa gần đây?

Ngày đăng: 16/04/2016
4,614 Read
195 Share
Tin8 - Gần đây, trên tài khoản Instagram cá nhân của diễn viên, người mẫu Hồ Vĩnh Khoa liên tiếp xuất hiện những hình ảnh và clip nhạy cảm khiến dư luận rất sốc và bức xúc. Hiện tại, nguồn gốc của những bức ảnh, clip nhạy cảm đó vẫn chưa rõ nhưng nếu đúng như lời của Hồ Vĩnh Khoa rằng anh bị hack tài khoản thì pháp luật có thể can thiệp như thế nào?

 

Trên Instargram của Hồ Vĩnh Khoa gần đây đăng tải nhiều hình ảnh, clip nhạy cảm khiến cư dân mạng bức xúc - Ảnh: Internet

Trên Instagram của Hồ Vĩnh Khoa gần đây đăng tải nhiều hình ảnh, clip nhạy cảm khiến cư dân mạng bức xúc - Ảnh: Internet

Theo đó, vào sáng 27-3, cư dân mạng đã chia sẻ chóng mặt ảnh chụp màn hình Instagram của Hồ Vĩnh Khoa đăng tải bộ phận nhạy cảm của cơ thể. Không lâu sau đó, hình ảnh nhạy cảm này đã bị xóa đi.

Ngày 14-4, trên Instagram của Hồ Vĩnh Khoa lại tiếp tục xuất hiện một đoạn clip quay phần nhạy cảm trên cơ thể. Và cũng như hình ảnh nhạy cảm trước đó, đoạn clip này nhanh chóng bị xóa bỏ sau vài phút đăng tải.

Sau khi hai “sự cố” liên tiếp, tối 15-4, nam diễn viên sinh năm 1988 đã viết những dòng chia sẻ dài trên trang cá nhân và khẳng định anh bị hack tài khoản, những hình ảnh gây ồn ào thời gian qua không phải anh đăng tải.

Hình ảnh nhạy cảm (bôi đen) được đăng tải lên Instagram - Ảnh: Internet

Hình ảnh nhạy cảm (bôi đen) được đăng tải lên Instagram - Ảnh: Internet

Ngay lập tức, hình ảnh nhạy cảm đã được xóa đi - Ảnh: Internet

Ngay lập tức, hình ảnh nhạy cảm đã được xóa đi - Ảnh: Internet

Tuy nhiên, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngờ về trường hợp Hồ Vĩnh Khoa bị hack tài khoản vì những hình ảnh, clip nhạy cảm đã được xóa ngay sau khi đăng tải.

Vậy trường hợp Hồ Vĩnh Khoa là người tự đăng tải hình ảnh nhạy cảm lên trang cá nhân của mình thì luật pháp sẽ xử lý như thế nào?

Theo Điều 5.1, Khoản b, Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng được ban hành ngày 31-7-2013, Nghị định nghiêm cấm việc lợi dụng dịch vụ Internet nhằm mục đích tuyên truyền kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc

Cũng theo Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định, người có hành vi cung cấp, lưu trữ, sử dụng, phát tán những bức ảnh nhạy cảm sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng. 

Đoạn clip nhạy cảm xuất hiện vài phút trên trang cá nhân của Hồ Vĩnh Khoa - Ảnh: Internet

Đoạn clip nhạy cảm xuất hiện vài phút trên trang cá nhân của Hồ Vĩnh Khoa - Ảnh: Internet

Ngoài ra, cá nhân có hành vi làm ra, phát tán những bức ảnh trái với thuần phong mỹ tục với nhiều người, gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý dư luận, ảnh hưởng đến cuộc sống, suy nghĩ của giới trẻ hoặc gây hậu quả khác nguy hiểm cho xã hội thì có thể bị xử lý hình sự về "Tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy - Điều 253" với mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm và mức phạt cao nhất là 15 năm tù giam.

Vậy trong trường hợp Hồ Vĩnh Khoa tự ý đăng tải hình ảnh nhạy cảm của mình lên mạng xã hội thì mức phạt cao nhất là 15 năm tù về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Còn trường hợp Hồ Vĩnh Khoa bị hack tài khoản rồi tung ảnh nóng lên mạng xã hội sẽ bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, mỗi cá nhân đều có quyền riêng tư đối với hình ảnh của mình, bất cứ ai muốn sử dụng hình ảnh của người khác cũng cần phải được sự đồng ý của người đó.

Dòng chia sẻ của Hồ Vĩnh Khoa trên trang cá nhân khẳng định anh không phải là người đăng tải những hình ảnh, clip nhạy cảm đó - Ảnh: Internet

Dòng chia sẻ của Hồ Vĩnh Khoa trên trang cá nhân khẳng định anh không phải là người đăng tải những hình ảnh, clip nhạy cảm đó - Ảnh: Internet

Nếu trường hợp Hồ Vĩnh Khoa bị người khác tự ý tung ảnh nóng lên Instagram của mình thì anh có quyền khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường tài chính, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị mất.

Tại Điểm g, Khoản 3, Điều 66 Nghị định 174/2013 NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã quy định rõ, cá nhân "cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác" sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, cũng có thể bị xử lý hình sự nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm như đã đề cập ở trên.

VI HƯƠNG (Tin8)

4,614 Read
195 Share
(253)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang