Lê Khanh: Sân khấu Bắc khủng hoảng về đạo diễn và biên kịch

Ngày đăng: 13/01/2018
3,942 Read
302 Share
Nữ nghệ sĩ cho rằng sự thiếu hụt về nguồn nhân lực là nguyên nhân gây khó khăn cho việc đổi mới tình trạng sân khấu kịch.

NSND Lê Khanh gần đây tham gia vở "Quẫn" do đoàn kịch tư nhân của NSƯT Trần Lực thực hiện. Thoát khỏi vai trò diễn viên, Lê Khanh lại tất bật dựng vở mới cho Nhà hát Tuổi trẻ. Hiện là Phó giám đốc Nhà hát, chị thêm bận rộn với các cuộc họp kéo dài hàng giờ. Ở chị luôn canh cánh nỗi niềm tạo ra sân khấu kịch "Made in Vietnam" - nơi mang đậm dấu ấn truyền thống hòa lẫn tinh thần đương đại.

- Vở "Quẫn" cuốn hút chị ở điều gì?

- Quẫn là tác phẩm nổi tiếng của nhà viết kịch Lộng Chương trong những năm 60 của thế kỷ trước. Dấu ấn về những lần xem bố (NSND Trần Tiến) đóng vở kịch cũ vẫn còn in đậm và trong tôi luôn thường trực đưa vở diễn này trở lại sân khấu hiện đại. Cách đây 5 năm, tôi từng gợi ý cho nhiều đạo diễn có thế mạnh về hài kịch dựng lại Quẫn nhưng bất thành vì họ cho rằng tác phẩm quá cũ.

Năm 2016, tại Liên hoan sân khấu Thủ đô, NSƯT Trần Lực cùng học trò diễn Quẫn - tác phẩm anh dàn dựng cho sinh viên thi tốt nghiệp. Sau khi xem xong, tôi cảm thấy sốc vì ngôn ngữ và cách thức thể hiện rất hiện đại, trộn hòa nhiều thể loại và bắt kịp xu hướng toàn cầu. Đặc biệt, vở kịch do Trần Lực đạo diễn tạo ra nét "lạ" khiến người xem không thể so sánh với nguyên tác. Tôi tham gia vở kịch vì muốn được trải nghiệm chính sự mới lạ mà Trần Lực đem lên sân khấu thủ đô.

* NSND Lê Khanh diễn vở "Quẫn" trên sân khấu Nhà hát Lớn

NSND Lê Khanh: 'Sân khấu kịch đồng nhất phong cách, thiếu màu sắc riêng'
 
 

- Nhìn vào bối cảnh của sân khấu hiện nay, chị đánh giá ra sao khi miền Bắc có đoàn kịch tư nhân đầu tiên - Lucteam?

- Tôi nhớ cách đây 20 năm, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi từng chia sẻ: "Tôi mơ một ngày tác phẩm sân khấu của Việt Nam là sự hòa trộn giữa các thể loại. Ở đấy, người ta được nghe nhạc, thưởng thức ngôn ngữ hình thể". Sau đó, rất nhiều vở diễn ra đời trong sự hòa trộn thể loại, song số lượng tác phẩm đủ thuyết phục thì rất ít. Trước thực trạng các đơn vị nghệ thuật, nhà hát công đồng nhất phong cách và thiếu màu sắc riêng, Lucteam ra đời và mang lại hiệu ứng sân khấu rất tốt. Khác với đoàn kịch nhà nước, họ phải tự chủ mọi mặt, tự trách nhiệm về sự phát triển của mình. Họ bắt đầu ở số 0, có lợi thế là sức trẻ và biết tạo ra cái lạ để hút khán giả.

Trong những vở diễn gần đây, Lucteam nhất quán theo đuổi hình thức nghệ thuật sân khấu ước lệ. Tính ước lệ hợp lý khiến người xem dễ hiểu, chứ không phải kiểu lắp ghép gượng gạo. Bước đầu, tôi có thể khẳng định NSƯT Trần Lực thành công khi hiện đại hóa yếu tố truyền thống và ngược lại. Ngoài ra, sự ra đời của đoàn kịch này tạo ra cạnh trạnh và gây sức ép lên các nhà hát công, nhất là với đơn vị thiếu tính chủ động trong việc đổi mới.

- Để thu hút khán giả đến Nhà hát Tuổi trẻ, chị và ban lãnh đạo gần đây đưa cả show ca nhạc vào danh mục biểu diễn. Chị nói gì về khó khăn mà sân khấu kịch nói riêng đang gặp phải?

- Đây là thời điểm cực kỳ khủng hoảng về đạo diễn và người viết kịch bản cho sân khấu. Không riêng Nhà hát Tuổi trẻ, các đơn vị nghệ thuật khác cũng nhạt nhòa và thiếu dấu ấn. Từ rất lâu, sân khấu kịch Việt Nam đánh mất khán giả trẻ. Giới trẻ đến xem biểu diễn chỉ theo trào lưu, sự kiện, sau đó lại tan đi, không bền vững. Ngoài ra, các đơn vị thiếu nguồn kinh phí để đưa chuyên gia về cố vấn.

Nhà hát Tuổi trẻ từng đưa về dự án đào tạo nhạc kịch quý giá. Tuy nhiên, hơn một năm diễn viên nhà hát không thực hiện nổi vì thiếu tính kỷ luật, kiên trì. Phần đông không muốn học và thích thực hành luôn. Diễn viên quen những cách đầu tư ngắn, bán lúa non.

Sân khấu vắng khán giả là điều tất yếu và trách nhiệm chính thuộc về người làm nghề. Rất đông nghệ sĩ mang tư tưởng ấu trĩ, thiếu tinh thần cầu thị. Khi có cơ hội sang nước ngoài đào tạo, không ít người làm nghề không biết tận dụng để học hỏi, hoặc không trở về nước. Trong những chuyến công tác tại nước ngoài, tôi chứng kiến nhiều trường hợp đạo diễn, diễn viên Việt Nam không chịu xem vở diễn của nước bạn. Họ ngủ trong rạp và thậm chí kiêu ngạo nói: "Tôi vào đấy xem để làm gì, ngộ nhỡ họ diễn không hay, tôi bỏ về lại mang tiếng". Diễn viên thích đi shopping hơn là học.

NSND Lê Khanh nỗ lực đổi mới sân khấu kịch truyền thống.

NSND Lê Khanh nỗ lực đổi mới sân khấu kịch truyền thống.

- Chị đánh giá ra sao về khả năng kế cận của lớp diễn viên trẻ?

- Ngày nay, lớp diễn viên trẻ đầy đủ tư thế, kiến thức để kế cận nhưng thiếu cơ hội và kiên nhẫn. Ngày trước, chúng tôi vừa học vừa làm. Học kỳ hai năm đầu hệ trung cấp, chúng tôi bắt đầu dựng...

3,942 Read
302 Share
(436)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang