Không phải Happy New Year, đây mới là khúc giao thừa được nghe nhiều nhất thế giới

Ngày đăng: 15/02/2018
2,113 Read
131 Share
Giai điệu của Auld Lang Syne đã tồn tại trong suốt hơn 200 năm qua và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu vào dịp năm mới.

Auld Lang Syne (tiếng Anh là Old Long Since - Những ngày xa xưa) là một ca khúc có xuất xứ từ đất nước Scotland vào năm 1788, với tác giả là một nhà thơ vĩ đại của nước này là Robert Burns (1759 - 1796).

Trong bản nhạc gốc của Auld Lang Syne mà Robert Burns gửi tới Bảo tàng Âm nhạc Scotland, ông tiết lộ: "Bài hát sau đây, một bài hát dân ca cổ từ thời xa xưa, là một ca khúc chưa bao giờ được in ấn hay xuất hiện trên một bản thảo nào cho tới khi tôi chép lại được từ một ông già gặp ở bên đường". Theo đó, lời của ca khúc này vốn là một bài thơ cổ và một vài đoạn trong lời bài hát được tác giả tiết lộ là ghi chép lại chứ không phải sáng tác của mình. 

Chân dung đại thi hào Scotland, Robert Burns, tác giả phần lời ca khúc Auld Lang Syne.

Chân dung đại thi hào Scotland, Robert Burns, tác giả phần lời ca khúc "Auld Lang Syne".

Tại Scotland, Auld Lang Syne đã trở thành một phần nghi thức không thể thiếu mỗi dịp người dân nước này đón giao thừa. Trong lễ Hogmanay ở Scotland, nơi người dân nắm chặt tay nhau, tạo thành một vòng tròn và nhảy múa, họ luôn hát lớn bài hát này. Nghi lễ thú vị này còn được người dân Scotland thể hiện ở nhiều cuộc vui khác ngoài đêm giao thừa.

Auld Lang Syne đặc biệt phổ biến tại các nước nói tiếng Anh. Ca khúc là sự thể hiện trọn vẹn nhất cho khởi đầu và cả kết thúc. Vì vậy, giai điệu bài hát này còn được cất lên tại các sự kiện chia tay hoặc đám tang, ngày tưởng niệm người quá cố, lễ tốt nghiệp của sinh viên và thậm chí là ngày đóng cửa ngừng kinh doanh của một cửa hàng. Nhiều người cho rằng, Auld Lang Syne đã vươn tầm, trở thành một bài "thánh ca", phổ biến gấp nhiều lần các ca khúc quen thuộc khác.

 'Auld Lang Syne' xuất hiện trong bộ phim 'Waterloo Bridge'

Lời ca của Auld Lang Syne vô cùng ám ảnh với đoạn tu từ lặp đi lặp lại: "Should old acquaintance be forgot/And never brought to mind?/Should old acquaintance be forgot/And auld lang syne", nhắc người nghe bằng những câu hỏi tu từ về tình bạn năm xưa, liệu chúng ta còn nhớ tới họ cùng dòng sông kỷ niệm êm đềm. 

Nghe Auld Lang Syne, người ta lại cảm thấy mọi ký ức, quá khứ tốt đẹp đang ùa về, và kể cả đó là những kỷ niệm đau thương. Song mọi thứ đã qua chính là những điều tạo nên con người chúng ta hiện tại. Cả thành công hay thất bại, đúng đắn hay sai lầm, hạnh phúc hay khổ đau đã qua đều đáng được mỗi cá nhân trân trọng và ghi nhớ. Và vì...

2,113 Read
131 Share
(210)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang