- Năm 2010 bản hit “Teen vọng cổ” nổi đình đám trên mạng, ca khúc này làm thay đổi sự nghiệp của chị ra sao?
- Sau 3 năm đi hát, may mắn Teen vọng cổ tạo được hiệu ứng trên mạng và các diễn đàn âm nhạc. Khán giả từ tỉnh thành đến thành phố lớn đều biết đến ca khúc này. Tôi bắt đầu đắt show diễn hơn. Thời điểm đó cát-xê của tôi lên đến đến 30 triệu đồng, hát từ 3 đến 4 ca khúc trong một show.
Lịch diễn mỗi tháng của tôi khi đó dày đặc. Tôi đi hát khắp trong nước và nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan, Canada… Thậm chí do chạy show liên tục, di chuyển nhiều địa điểm khiến tôi bị kiệt sức, phải truyền nước biển vài lần.
- Gia đình, người thân có khuyên chị nên tạm ngưng chạy show, quan tâm đến sức khoẻ bản thân nhiều hơn?
- Bố mẹ tôi đã lớn tuổi nên không còn sức để quan tâm đến công việc con cái ra sao. Tôi sinh ra trong một gia đình ở vùng quê nghèo Cà Mau. Cách đây 10 năm bố mẹ ly hôn, tôi sống cùng mẹ. Tôi trở thành trụ cột, nuôi mẹ già, hai em nhỏ sinh đôi học lớp 9 và một người chị bệnh tâm thần. Vì vậy, khi may mắn đến với mình, tôi có gắng làm việc vừa thoả đam mê lại có thu nhập trang trải cuộc sống.
Vả lại, tôi nghĩ khi đó còn trẻ, truyền nước biển thôi cũng không có gì đáng lo ngại. Giờ nhìn lại mới thấy bản thân thật liều lĩnh.

Cá tính, mạnh mẽ và có phần hơi… ngông là những gì có thể nói về giọng ca “Teen vọng cổ”.
- Bao lâu “Teen vọng cổ” dần hạ nhiệt, công việc của chị có nhiều thay đổi?
- Được hơn 2 năm, Teen vọng cổ bắt đầu lắng xuống. Gần đây, tên tuổi tôi được đánh bóng trở lại khi trở thành Quán quân Người nghệ sĩ đa tài và Á quân Tuyệt đỉnh song ca. Dù không rầm rộ như thời kỳ đỉnh cao nhưng cát-xê của tôi tăng đáng kể sau tham gia các chương trình truyền hình thực tế, trung bình 10 triệu đồng trở lại.
Tôi bắt đầu thử sức với dòng nhạc bolero, nhưng đi diễn vẫn hát nhạc trẻ là chính. Đối với tôi, bolero chỉ là nơi dừng chân ghé chơi, bản thân không bị cuốn theo trào lưu ai cũng đi hát nhạc xưa. Trong sự nghiệp, tôi vẫn còn máu với nhạc trẻ lắm.
Các ca khúc như Em cần có anh; Đến phút cuối; Hạnh phúc trôi xa… được khán giả đón nhận. Song không thể bằng lúc trước, Teen vọng cổ đã trở thành hiện tượng, những ca khúc về sau chỉ ăn theo, tôi không thể tìm được bản nhạc nào thành công như Teen vọng cổ.
Tôi thừa nhận bản thân khá may mắn. Khi tôi đi hát, cùng thời điểm với Đông Nhi, Khổng Tú Quỳnh, Bảo Thy… Thị trường nhạc trẻ sôi động và cạnh tranh gay gắt với các bản hit dành cho tuổi teen. Tôi chen chân tạo được một ca khúc ghi dấu ấn là quá thành công.
- Bên cạnh sự thành công vang dội, “Teen vọng cổ” gặp không ít phản ứng trái chiều từ người nghe, thậm chí dư luận thời bấy giờ còn cho rằng đây là ca khúc thảm hoạ của Vpop. Chị nghĩ sao?
- Anh không đòi quà, Vợ người ta,… có thảm hoạ không? Cẩm Ly hát vẫn cho cải lương vào sao các bạn không tranh cãi? Tôi chỉ nêu ra rõ các dẫn chứng để khán giả có hiểu, bản thân không cố tình khơi lại quá khứ, đâm chọc ai cả. Tính tôi khá thẳng và thật.
Vài năm nay, khi đi hát, quản lý không Teen vọng cổ nữa. Bởi, có bài hát đi hát lại thành ra nhàm và chán. Tôi từng nghe khán giả nhận xét: “Tối ngày có bài mang ra hát hoài không có gì mới vậy?”. Bản thân lắng nghe, tiếp thu và ngộ ra rằng chẳng lẽ 10 năm nữa hay về sau mình cứ hát mỗi một bài?
Thú thật, 7 năm đã qua, bây giờ khán giả cũng không còn nhớ đến Teen vọng cổ nữa. Đi diễn, tôi chỉ được 2 đến 3 khán giả yêu cầu hát lại. Tôi thầm cảm ơn bản hit này nhưng cũng nên cất giữ nó vào quá khứ để sáng tạo và sống cho nghệ thuật hiện tại.
Gần đây, Vĩnh Thuyên Kim gây chú ý khi đoạt giải thưởng cao khi tham gia gameshow truyền hình.
- Nếu như các ca sĩ đồng trang lứa đã bước lên tầm cao mới, được trình diễn trên sấu lớn thì chị vẫn đi hát hội chợ, tụ điểm giải trí nhỏ… Chị có bao giờ đắn đo về điều này?
- Tôi thấy bình thường. Từ khi đi hát tôi đã trở thành phân khúc thị trường này. Tuy nhiên, trong thời gian 2 tháng gần đây, tôi...