Sinh viên thực tập ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM

GS Bùi Văn Ga
Trao đổi với PV về những gì giáo dục ĐH (GDĐH) VN đạt được trong thời gian qua, khi ông tham gia tham mưu xây dựng chính sách phát triển với cương vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, GS Ga nói: “Giai đoạn vừa qua, GDĐH đã làm được nhiều việc, nổi bật là sự ra đời của luật GDĐH (2012)”.
Tuy nhiên, theo GS Ga, cũng có một số việc vẫn còn dở dang. Chẳng hạn, vấn đề phân tầng xếp hạng ĐH đặt ra nhưng chưa làm được; vấn đề nghiên cứu khoa học trong trường ĐH, tuy Bộ và các trường rất nỗ lực nhưng hoạt động này gần như không mấy chuyển biến trong nhiều năm qua. Đặc biệt là việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật chương trình, cập nhật cách tiếp cận mục tiêu đào tạo…, nhiều trường làm rất chậm, không có định hướng rõ ràng.
Chính doanh nghiệp là người sẽ sử dụng lực lượng lao động do các trường đại học đào tạo ra
GS
Có phải vì chương trình đào tạo của các trường chậm đổi mới, chậm cập nhật mà hệ thống GDĐH nhận nhiều lời phàn nàn của xã hội về chất lượng sản phẩm, thưa GS?
Đúng thế. Hầu hết các trường hiện vẫn đào tạo theo kiểu đơn ngành, gắn với những mục tiêu đào tạo của thế kỷ trước, nhắm vào những công việc có sẵn. Yêu cầu hiện nay là đào tạo sinh viên (SV) tư duy theo hướng khởi nghiệp, nghĩa là khi tốt nghiệp, họ có khả năng tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, chứ không chỉ đào tạo ra những người có khả năng làm những việc có sẵn. Nếu đào tạo nhắm vào hướng làm cho cơ quan nhà nước hoặc đi làm thuê cho tư nhân, thì tất yếu tỷ lệ thất nghiệp của SV sau khi tốt nghiệp sẽ cao, bởi làm sao có đủ chỗ làm có sẵn cho tất cả các em!
Cho nên phải đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo, làm sao để SV ra trường có thể tự tạo ra việc làm. Một SV tự tạo ra việc làm nghĩa là sẽ thu hút được nhiều SV tham gia, nên sẽ tạo ra một thị trường lao động sử dụng được hết số SV mà mình đào tạo ra.
Để làm được điều đó, đào tạo trong các trường ĐH hiện nay không thể theo kiểu đơn ngành như trước mà phải theo xu hướng liên ngành. Nghĩa là thiết kế chương trình không chỉ khu biệt trong một lĩnh vực mà phải tiếp cận theo hướng dự án, đặt ra vấn đề cho SV giải quyết. Mà các trường ĐH của chúng ta hiện giờ vẫn còn yếu trong việc này.
Luật GDĐH 2012 khi ra đời được đánh giá mang nhiều tư tưởng tiến bộ, tạo đà cho sự phát triển GDĐH, nhưng thực tế triển khai luật cho thấy nhiều điều không được như kỳ vọng?
Khi xây dựng luật GDĐH 2012, điều tôi mong muốn nhất là các trường ĐH được tự chủ hoàn toàn. Tự chủ là thuộc tính của ĐH, là tinh thần xuyên suốt của bộ luật này. Tuy nhiên, dù luật GDĐH mong muốn như vậy nhưng các luật khác lại không đồng bộ, nên cuối cùng các trường cũng không thực hiện được quyền tự chủ đầy đủ.
Một câu chuyện rất điển hình là Trường ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội. Đây là trường duy nhất hiện nay không có cơ quan chủ quản (không thuộc bộ nào), nghĩa là có quyền tự chủ cao nhất. Vậy mà khi hoạt động thì gặp khó khăn do vướng các luật khác. Chẳng hạn, khi phê duyệt dự án, theo quy định phải có ý kiến của bộ chủ quản, nên cuối cùng trường phải “năn nỉ” một bộ nào đó làm chủ quản, ký giúp họ mới có dự án được.
Ở trên GS có nói về hoạt động khoa học của các trường chuyển biến rất chậm, không như mong muốn. Vậy chính sách có lỗi gì trong câu chuyện này?
Hiện nay, nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu khoa học của chúng ta hầu như chỉ dựa vào nhà nước, một ít lấy từ nguồn thu của các trường. Trên thế...