Cận cảnh loài giun “không chân” bất hiếu “ăn cả” giun mẹ - Nguồn: YouTube
Sau một thời gian dài nghiên cứu, các chuyên gia sinh vật học đã có thể đưa ra lời giải thích hợp lý cho tập tính “bất hiếu” của bộ tộc giun không chân, đó là: Giun con ăn luôn cả thịt giun mẹ.
Tập tính này có tên gọi khoa học là “maternal dermatophagy”. Theo nghiên cứu mới nhất, bất kỳ một con giun không chân nào cũng đều ăn thịt giun mẹ của mình.
Giun không chân vốn là một loài lưỡng cư - Ảnh: Internet
Về bản chất, giun không chân vốn là một loài vật lưỡng cư. Cái tên “giun” xuất phát từ bề ngoài của chúng giống với giun đất hoặc rắn. Giun trưởng thành thường có chiều dài cơ thể lên tới 1,5m.
Loài vật này thường sống ở khu vực có nước ngọt ở các vùng nhiệt đới như Nam Mỹ, Ấn Độ, Đông Nam Á... Một đặc điểm thú vị của loài vật này là giun không chân giao phối rất lâu, thường tới khoảng 3 tiếng đồng hồ.
Giun không chân giao phối rất lâu, thường trong khoảng 3 giờ đồng hồ - Ảnh: Internet
Ngay từ những năm 1990, một chuyên gia có tên Mark Wilkinson và Ron Nussbaum đã phát hiện ra bộ tộc giun không chân “bất hiếu” này. Tuy nhiên, vì chúng sống dưới lòng đất và điều kiện kĩ thuật lúc đó chưa cho phép, nên chuyên gia Wilkinson và đồng nghiệp đã không thể nghiên cứu kĩ hơn về loài vật đó.
giun không chân mới nở không có khả năng cử động hay di chuyển nhiều. Theo đó, chúng tìm tới giun mẹ để… ăn thịt - Ảnh: Internet
Hơn 10 năm sau đó, Wilkinson một lần nữa phát hiện ra loài mới trong bộ tộc này: giun không chân Boulengerula taitanus. Và mới đây nhất, người phát hiện ra giun Microcaecilia dermatophaga tại Guiana cũng chính là ông và một đồng nghiệp khác tại Anh.
Theo nghiên cứu khoa học phân tích, giun không chân mới nở không có khả năng cử động hay di chuyển nhiều. Theo đó, chúng tìm tới giun mẹ để… ăn thịt. Thật ngạc nhiên khi thức ăn của những con giun con khi chúng còn nhỏ chính là da của giun mẹ.
Trứng của loài giun không chân - Ảnh: Internet
Để ăn thịt giun mẹ, giun con bám lấy phần đuôi của giun mẹ, sau đó giun con dùng răng của mình để ăn phần da ở cuối đuôi đó. Được biết, lớp da đuôi này vô hại, không gây ảnh hưởng tới cá thể giun con cũng như “tính mạng” của giun mẹ.
Da của giun mẹ cung cấp cho giun con một nguồn năng lượng lớn, nhiều chất béo - Ảnh: Internet
Thậm chí, chúng còn cung cấp cho “giun” con một nguồn năng lượng lớn, nhiều chất béo. Theo các chuyên gia động vật học, việc ăn thịt da mẹ của “giun” con có thể giúp chúng sống trong ít nhất một tháng no nê. Vì vậy, không ngoa nếu cho rằng, “giun” không chân cái là những người mẹ tuyệt vời nhất trong giới động vật.
BẢO CHI (Tin8)