1. Lá thì là = cải thiện hệ tiêu hóa
Lá thì là chữa đau bụng, đau răng rất hiệu quả - Ảnh: Internet
Theo Đông y, lá thì là có mùi thơm hăng hắc, vị ca, hơi đắng, tính ấm, không độc. Lá thì là là một “bài thuốc” chữa đau bụng, đau răng, cải thiện hoạt động của dạ dày…rất hiệu quả.
Cụ thể, ăn lá thì là nấu chín mỗi ngày giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón. Nhai 5-10 hạt thì là mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn hơi thở thơm tho.
Để chữa sưng và đau khớp, bạn lấy lá thì là đun trong dầu vừng để điều chế thành một dạng thuốc dầu, bôi vào nơi sưng và đau ở khớp. Bên cạnh đó, ăn canh rau thì là vào buổi tối còn giúp bạn ngủ ngon giấc hơn.
2. Lá ớt = tốt cho mắt
Lá ớt giàu các hóa chất thực vật có tính oxy hóa cao như phytochemicials và phenolic acid, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Để giảm đau nhức ở khớp, cơ, bạn dùng lá ớt (chọn lá có kích thước lớn) cho vào chảo, thêm một ít dầu ô liu và đảo đều. Khi dầu vừa ấm thì vớt lá ra, đắp vào chỗ sưng đau.
Lá ớt giúp giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch - Ảnh: Internet
Ngoài ra, dùng lá ớt nấu canh với tôm, thịt còn giúp bồi bổ cơ thể và rất có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường. Trong lá ớt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, vitamin C, tiền vitamin A có khả năng làm chậm sự lão hóa mắt.
3. Lá me = trị ho hiệu quả
Hỗn hợp lá me, củ gừng và nước cốt chanh chứa nhiều loại tinh dầu quý, có tác dụng làm dịu và ấm đường hô hấp, có thể trị những cơn ho do cảm mạo (còn những cơn ho do lao, ho gà, viêm phổi thì phải dùng thuốc đặc trị).
Lá me trị ho vô cùng hiệu quả - Ảnh: Internet
Để điều chế hỗn hợp này, bạn lấy khoảng 3 nắm lá me tươi, rửa sạch cho vào nồi. Cắt một củ gừng thành những lát mỏng rồi trải đều trên lá me, cho vào 2 ly nước. Sau đó, đun lửa liu riu trong 30 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại khoảng 1 ly, dùng vải sạch lọc lấy nước, cho vào khoảng nửa ly đường rồi tiếp tục đun sôi cho đến khi dịch có thể chất xirô. Cuối cùng, lấy 5 trái chanh vắt nước, bỏ hột cho vào xirô và khuấy đều.
Xirô này phải được bảo quản trong tủ lạnh. Người lớn uống mỗi ngày 4 lần, mỗi lần một muỗng canh. Trẻ em cũng uống 4 lần/ngày, mỗi lần một muỗng cà phê.
4. Lá ổi = giúp giảm sốt
Theo Đông y, lá ổi có tính ấm, vị đắng, có công dụng giải độc và chữa được nhiều bệnh. Bằng cách nhai lá ổi, bạn có thể làm dịu sự khó chịu trong miệng do viêm nướu, loét miệng, đau răng. Ngoài ra, làm nát lá ổi và đắp lên các khu vực bị mụn trứng cá có thể giúp bạn giảm mụn trứng cá và ngăn chặn các dấu hiệu sớm của sự lão hóa.
Bạn có thể tận dụng lá ổi để giải độc và chữa nhiều bệnh - Ảnh: Internet
Nước ép lá ổi còn giúp giảm sốt và tiêu diệt các loại vi trùng trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và mở rộng tuyến tiền liệt.
Đặc biệt, uống trà làm từ lá ổi thường xuyên có thể giúp bạn ngăn chặn bệnh tiểu đường, giúp làm giảm lượng đường trong máu mà không làm tăng việc sản xuất insulin trong cơ thể. Bên cạnh đó, trà làm từ lá ổi còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm giảm nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
NGỌC TRẦN (Tin8, tổng hợp)