Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ

Ngày đăng: 05/04/2018
2,049 Read
113 Share
Đi du học tưởng đâu ôm được một bụng kiến thức uyên thâm về nhưng ai ngờ đã quên gần hết, cái quý giá duy nhất học được chính là cách họ làm giáo dục, cách họ dạy những đứa trẻ tự lập, ham học hỏi, có trách nhiệm... là quan điểm của bạn Trần Hoàng Trí - du học sinh Việt tại đại học Flinders - Australia.

Tình cờ lướt Facebook thấy bạn bè share nhau bài viết của một du học sinh về việc cần học gì khi đi du học. Đi để mở mang đầu óc, đi để học kiến thức, đi để hưởng nền giáo dục tiên tiến, đi để kiếm một tấm bằng đẹp mang về... là những mục tiêu của hàng chục ngàn du học sinh trước khi đặt chân sang xứ người. Nhưng sang rồi mới vỡ ra, có hàng trăm, hàng nghìn thứ phải học chứ không riêng gì mỗi kiến thức. Từng con người, từng hành động, từng lời nói, từng con phố, từng nếp văn hóa... ở đâu cũng có những thứ đáng để học hỏi, học từng ngày hay suốt quãng thời gian du học 5 năm, 10 năm cũng không bao giờ hết được.

Bài chia sẻ của Trần Hoàng Trí - du học sinh Việt tại đại học Flinders - Australia trên Fanpage Người trẻ xa nhà mở đầu như thế này: "Trước khi qua đây, tôi mặc nhiên nghĩ học xong tôi sẽ có một bụng kiến thức đem về, uyên thâm, cao siêu lắm, thạc sỹ mà, lại còn học hai chuyên ngành nữa chứ. Giờ học gần xong, vỡ mộng, cái môn đang học có khi còn chẳng nhớ là nó có cái gì. Nhưng tôi nghĩ cái đáng giá nhất tôi có, là học được cách người ta làm giáo dục."

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Ảnh 1.

Cái đáng giá nhất tôi có, là học được cách người ta làm giáo dục

Bắt chước bọn con nít, ngồi xe buýt cầm sách đọc thay vì cúi mặt vào điện thoại thấy khôn ra nhiều lắm

Ở đây, thi thoảng lên các phương tiện đi lại công cộng, là thấy số lượng tây cầm sách đọc nhiều hơn hẳn lượng dân châu Á đang nhìn chăm chú vào điện thoại. Nhìn cool phết, cái vẻ bất cần biết thế gian này là chi ngoài cuốn sách đang đọc. Tôi nghĩ quái, bọn này chăm thế. Hơn một năm sống, thắc mắc của tôi mới được giải thích khi xuống Melbourne thăm thầy dạy đại học đang định cư ở đây. Thầy có hai đứa con gái đang học tiểu học. Tôi tiện miệng hỏi xem mấy em học có nặng không. Thầy bảo nhẹ lắm, cứ mỗi tuần hai đứa cùng mấy đứa bạn trong lớp được giao cho một cuốn sách để đọc. Cha mẹ chỉ có trách nhiệm ký xác nhận xem bọn trẻ đọc hết chưa. Rồi khi lên trường bọn chúng sẽ kể về những gì đã đọc trong cuốn sách đó, trao đổi và tranh luận với bạn bè.

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Ảnh 2.

Đó là bài tập về nhà, không phải những bài tập làm văn mà phải đọc sách giải hay văn mẫu để biết được con gà thế nào, con trâu ra sao, hay cô giáo là phải có mặt trái xoan, mũi dọc dừa, không phải tự nhiên xã hội hay lịch sử mà phải chọn bên nào tốt, bên nào ác theo những ý kiến rất chủ quan như ngày xưa tôi đã từng học. Dần dần, đọc sách thành thói quen theo đến lớn.

Tôi bắt chước sắp nhỏ, mua cuốn sách, ngồi xe rảnh rỗi lôi ra đọc. Thấy khôn ra nhiều lắm.

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Ảnh 3.

Đọc sách trên các phương tiện công cộng là một trong những điều phổ biến ở các nước Úc, châu Âu

Phải biết những thứ nhỏ nhất như bơi để có chuyện gì xảy ra còn tự đối phó được

Tôi bị đau lưng, chấn thương dây thần kinh cột sống. Một tuần hai lần phải đi vật lý trị liệu. Bạn bác sĩ trị liệu cho tôi, 23 tuổi, người Úc gốc Việt, nói được tiếng Việt lơ lớ, chúng tôi hay dùng tiếng Việt để trao đổi, khó quá thì chuyển sang tiếng Anh.

Một hôm, bạn đó đang nắn đốt xương L4 cho tôi, thấy tôi căng thẳng, mới hỏi thăm bằng một giọng như không có dấu: "Mấy ngày qua anh làm gì?"

"Anh học bài, đi làm, đi bơi nữa."

"Anh chưa khỏi mà sao đi bơi?", bạn nói bằng giọng hơi trách, "lỡ đang bơi bị đau thì chìm sao."

Tôi mắc cười với cách diễn đạt chuột rút của bạn, mới trả lời bâng quơ rồi đánh trống lảng:

"Em biết bơi không?"

"Em biết, ai cũng biết mà."

Tôi ngạc nhiên hỏi sao ai cũng biết, thế học từ khi nào?

"Từ primary school đó, bọn em được học từ nhỏ."

"Bắt buộc à?"

"Đúng rồi", bạn đáp "Bắt buộc, tụi em được nhiều thứ lắm, để bảo vệ mình. Có chuyện gì xảy ra, anh phải tự đối phó được chứ."

Nước Úc và chuyện những đứa trẻ chỉ đọc sách trên xe buýt, nhà siêu giàu nhưng vẫn đi làm thêm, không thích tiêu tiền bố mẹ - Ảnh 4.

Phải học từ những thứ nhỏ nhất như tập bơi để đối phó với những việc lớn hơn

Tự nhiên tôi nhớ, đến năm lớp 7 tôi mới được học bơi. Lý do là mẹ tôi quá hoảng hốt khi năm ấy có một vụ chìm thuyền du lịch xảy ra, khiến quá nhiều người mất mạng vì không biết bơi. Rồi những năm sau đó, còn biết bao nhiêu vụ ở Việt Nam nữa, nhưng chẳng mấy ai khuyến khích học bơi.

Tôi nghĩ bâng quơ, lỡ té xuống nước, chắc nhảy dây giúp mình nổi lên được.

"Nhà siêu giàu nhưng vào trung...

2,049 Read
113 Share
(227)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang