Nơi bẩn nhất trong nhà bạn không phải WC mà là... nhà bếp!

Ngày đăng: 12/05/2016
5,631 Read
377 Share
Tin8 - Mặc dù là nơi “đầu ra” của cả gia đình nhưng nhà vệ sinh không phải là nơi bẩn nhất, chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nơi bẩn "vô đối" trong nhà bạn chính là nhà bếp.

Nhà vệ sinh không phải là nơi bẩn nhất trong nhà - Ảnh minh họa: Internet

Nhà vệ sinh không phải là nơi bẩn nhất trong nhà - Ảnh minh họa: Internet

Thực chất, nhà vệ sinh được chúng ta thường xuyên cọ rửa bằng chất tẩy trùng nên lượng vi khuẩn, vi trùng cũng không có cơ hội sống sót. Còn nơi chế biến thực phẩm như thịt sống, cá… như nhà bếp là nguồn gốc đem đến các loại vi khuẩn kinh khủng nhất, đặc biệt là những vi khuẩn giúp phân hủy chất hữu cơ.

Một nghiên cứu mới đây từ khoa Y, ĐH New York (Mỹ) cũng đã khẳng định, nhà bếp chính là nơi bẩn nhất trong nhà. Nhà sinh vật học Philip Tierno, ĐH New York cho biết: "Bếp là nơi đặt bồn rửa, tủ lạnh và rất nhiều đồ gia dụng khác. Khả năng cao là tất cả đã và đang bị nhiễm khuẩn".

Nhà bếp chính là nơi bẩn nhất, chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà - Ảnh minh họa: Internet

Nhà bếp chính là nơi bẩn nhất, chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà - Ảnh minh họa: Internet

Ông Tierno còn cho biết thêm: "Miếng bọt biển (miếng rửa chén) rất rất bẩn. Đó là vì bạn sử dụng nó để rửa gần như tất cả mọi thứ: rổ đựng rau, tủ lạnh, chén đĩa... nhưng lại không thể làm sạch bọt biển đúng cách, khiến nó chứa những vi khuẩn có tiềm năng nhân bản theo cấp số nhân".

Miếng bọt biển dùng để rửa chén, dĩa ở trong căn bếp có thể còn bẩn hơn cả cây cọ bồn cầu. Nó chính là môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển, đặc biệt là vi khuẩn E. coli và listeria gây bệnh đường ruột nghiêm trọng.

Thậm chí, nhiều người còn có thói quen dùng miếng bọt biển lau dọn những thứ khác mà không biết rằng, bạn đang phát tán vi khuẩn ở khắp mọi nơi nó tiếp xúc.

Miếng bọt biển dùng để rửa chén còn bẩn hơn cả cây cọ bồn cầu - Ảnh minh họa: Internet

Miếng bọt biển dùng để rửa chén còn bẩn hơn cả cây cọ bồn cầu - Ảnh minh họa: Internet

Để tiêu diệt vi khuẩn ở miếng bọt biển, bạn cần ngâm miếng bọt biển trong thuốc tẩy loãng hoặc nước muối loãng sau mỗi lần sử dụng. Bạn cũng nên thường xuyên thay mới miếng bọt biển để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

TỪ MINH (Tin8, Nguồn: Tech Insider)

5,631 Read
377 Share
(391)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang