Việc cho trẻ sớm tiếp xúc với tiếng Anh được nhiều chuyên gia khẳng định là có thể đem tới lợi ích cho sự phát triển cả về ngôn ngữ và tư duy của trẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít quan điểm trái chiều. Sai lầm trong cách thức, phương pháp hướng dẫn và giảng dạy với mong muốn trẻ thành thạo ngôn ngữ này là các vấn đề được đề cập đến tại tọa đàm Tiếng Anh cho trẻ - Mẹ đừng hiểu lầm. Sự kiện diễn ra hôm 17/12 vừa qua tại TP HCM.
Tiến sĩ giáo dục học, giảng viên trường Đại học Sư phạm TP HCM, chuyên ngành Giáo dục mầm non, Nguyễn Thanh Bình cho biết sai lầm trước hết của cha mẹ là ở phương thức tiếp cận và không dành thời gian tương tác trực tiếp với con. Theo tiến sĩ, nhiều phụ huynh phàn nàn rằng họ phải giao tiếp với con qua mạng xã hội dù đang cùng ở trong nhà. Việc lạm dụng các phương tiện kỹ thuật số như điện thoại thông minh, Ipad... trong giáo dục trẻ là một thực tế hiện nay.
Cô Thanh Bình cũng cho biết thêm trẻ em từ 18 tháng đến 2 tuổi hoạt động với đồ vật là chủ yếu, tức là chúng phải chơi cùng các vật dụng, đồ chơi. Vì thế, bố mẹ cho con học tiếng Anh ở giai đoạn này không nhất thiết phải đến trung tâm. Bố mẹ có thể cùng chơi cùng học với con tại nhà.
 |
Tiến sĩ Thanh Bình (phải) và cô giáo Tuyết Trang tại buổi tọa đàm. |
Một lỗi sai thường gặp khác khi dạy trẻ học tiếng Anh được tiến sĩ chỉ ra là người lớn quá nghiêm khắc với trẻ. Thực tế, nhiều bố mẹ thường cố gắng nhồi nhét kiến thức trong suốt quá trình tương tác. Cách truyền đạt sai đã vô tình ép buộc con phải làm theo mình. Trong khi đó, trẻ vốn nhạy bén, tò mò và hiếu động. Do...