Cao răng thường có màu vàng đục hoặc vàng nâu, nó rất cứng và dễ dàng nhận ra chỉ sau một thoáng cười nhẹ - Ảnh minh họa: Internet
Cao răng làm giảm sự tự tin trong giao tiếp
Không chỉ gây ra nhiều bệnh lý về răng, cao răng còn làm giảm thẩm mỹ răng miệng của bạn. Cao răng thường có màu vàng đục hoặc vàng nâu, rất cứng và dễ dàng nhận ra chỉ sau một thoáng cười nhẹ.
Cao răng thường có bề mặt sần sùi, làm tăng khả năng bám đọng vụn thức ăn trên răng. Do đó, mặt răng bị giảm mất độ trắng và bóng sáng tự nhiên.
Lấy cao răng đều đặn theo định kỳ sẽ giúp bạn có hàm răng đẹp và nụ cười tỏa sáng để tự tin trong giao tiếp - Ảnh: Nha khoa VIPLAB
Ngoài ra, cao răng còn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hôi miệng, do sự lắng đọng của vụn thức ăn, mảng bám ở những vùng răng khó làm sạch bằng bàn chải thông thường.
Cao răng là thủ phạm của hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng
Cao răng là sản phẩm khoáng hoá của carbonat canxi, phosphate, cặn mềm (vụn thức ăn, các chất khoáng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô và sự lắng đọng của huyết thanh trong máu và nước bọt.
Cao răng là thủ phạm của hàng loạt bệnh lý nghiêm trọng về răng - Ảnh minh họa: Internet
Trong cao răng tiềm ẩn những bệnh lý sau:
- Viêm nướu: Biểu hiện đầu tiên của viêm nướu mà bạn có thể dễ dàng nhận ra là nướu sưng, ửng đỏ, dễ chảy máu khi chải răng bằng bàn chải thông thường.
Viêm nướu tiến triển sẽ dẫn đến viêm nha chu, gây hiện tượng tiêu xương ổ, dẫn đến tụt nướu, dài thân răng và lộ chân răng. Do đó, bạn thường dễ bị kích ứng ê buốt khi ăn uống. Chân răng bị lộ, dây chằng nha chu bị tiêu giảm khiến cho răng dễ bị lung lay.
- Bệnh lý nha chu: biểu hiện xương ổ răng đã bị tiêu xương, dây chằng nha chu tiêu giảm, răng bám dính và nặng hơn có thể gây lung lay và dẫn đến mất răng.
Cao răng lâu ngày có thể dẫn đến viêm nha chu - Ảnh: Internet
- Bệnh niêm mạc miệng: Những bệnh như viêm niêm mạc miệng, áp - tơ hay còn gọi là lở miệng. Ngoài ra còn những bệnh lý khác về răng như những bệnh ở vùng mũi họng như viêm amidan, viêm họng và những bệnh lý tưởng chừng không liên quan như bệnh tim mạch.
Việc uống thuốc không có tác dụng với các bệnh răng miệng
Việc uống thuốc không có tác dụng với bệnh răng miệng - Ảnh minh họa: Internet
Nếu cao răng còn đó thì không bao giờ nướu hết viêm được cho dù có uống loại thuốc tốt nhất đi chăng nữa. Thay vì tốn tiền và mất thời gian vào việc mua thuốc, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm nha khoa để được chính các bác sĩ khám và tư vấn, đừng nên nghe thông tin từ những người không chuyên xung quanh rồi hoang mang, sợ hãi.
Lấy cao răng cần được làm định kỳ
Mỗi ngày trong quá trình ăn nhai, răng bạn thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố dễ phát sinh cao răng nên chu kỳ tái hình thành cao răng là thường xuyên.
Chỉ sau 3 tháng là cao răng đã có thể xuất hiện trở lại. Thời gian càng lâu thì mảng bám và cao răng càng nhiều và dày hơn. Vì vậy, muốn ngăn ngừa kịp thời những tác hại của cao răng, các bác sĩ khuyên bạn nên khám răng và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.
Lấy cao răng cần được làm định kỳ 3-6 tháng 1 lần - Ảnh: Nha khoa VIPLAB
Việc lấy cao răng nên thực hiện tại phòng nha bằng kỹ thuật chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự lấy cao răng vì thao tác đó rất dễ gây tổn thương răng và nướu.
Lấy cao răng không làm suy yếu răng
Thực tế nguyên tắc hoạt động của máy lấy cao răng là tạo ra động tác rung nhẹ để làm vỡ dần từng miếng cao răng. Động tác rung này truyền qua cây dụng cụ bằng kim loại đi vào miếng cao và phá vỡ nó. Như vậy động tác lấy cao răng thực chất chỉ tác động trên miếng cao còn răng của chúng ta rất cứng chắc, động tác rung này không có cách nào làm suy yếu răng được.
Cạo vôi răng không hề gây suy yếu răng - Ảnh minh họa: Internet
Nếu việc lấy cao làm yếu răng thì đương nhiên nó không được khuyến khích mọi người thực hiện mỗi 6 tháng một lần.
Việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần là rất cần thiết để ngăn ngừa những bệnh lý nặng nề hơn về răng. Nếu lâu rồi bạn chưa đi lấy vôi răng thì hãy đến nha khoa ngay lập tức nhé!
KHÁNH VÂN (Tin8)
Đăng ký tại đây để được hàn 1 răng sâu chỉ với giá 150.000 đồng tại nha khoa Viplab!