Những loại cây có tác dụng chữa bệnh mà bạn nên trồng trong nhà

Ngày đăng: 01/12/2015
4,833 Read
215 Share
Tin8 - Cây nha đam, hoa hồng, khế, đinh lăng... là những loại cây quen thuộc hàng ngày nhưng bạn sẽ phải bất ngờ vì tác dụng chữa bệnh của chúng.

Nha đam không những có tác dụng làm đẹp da mà còn có tác dụng chữa bệnh cực kì tốt - Ảnh: Intetnet

Nha đam không những có tác dụng làm đẹp da mà còn có tác dụng chữa bệnh cực kì tốt - Ảnh: Intetnet

Nha đam

Nha đam hay còn gọi là lô hội ngoài tác dụng làm đẹp thì còn chữa được rất nhiều bệnh. Trong Đông y, nhựa nha đam có dùng để trị kinh bế, kinh nguyệt ít, táo bón, đại tiện bí, sung huyết não, kinh phong hoặc lấy nhựa khô đem nghiền thành bột đắp tại chỗ trị đau đầu, chóng mặt, táo bón, trẻ co giật, suy dinh dưỡng, ho gà, sâu răng, viêm mủ da, Eczema rất hiệu quả.

Bên cạnh đó, lignin, uronic axit, kali có trong nha đam còn có tác dụng giải độc cơ thể, cải thiện chúc năng gan và thận. Đặc biệt, đây là loại cây có tác dụng trị bỏng rất nhanh.

Hòe

Hòe có tác dụng chữa bệnh tuyệt bạn nên trồng nó trong nhà - Ảnh: Internet

Hòe có tác dụng chữa bệnh tuyệt bạn nên trồng nó trong nhà - Ảnh: Internet

Hoa hòe có màu vàng, vị hơi đắng, dài 0,5-0,8 cm, rộng 0,2-0,3 cm, cánh hoa vàng nâu, đài hoa vàng xám. Nó có tác dụng lượng huyết, tăng cường sức đề kháng, giảm tính thẩm thấu của mao mạch, hồi phục tính thẩm thấu của mao mạch đã bị tổn thương. Thêm vào đó, hoa hòe còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ cơ thể chống chiếu xạ, hạ huyết áp, cải thiện tuần hoàn tim…

Ngoài ra, nụ hòe phơi khô dùng để làm dược liệu có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, làm sáng mắt, bổ não. Ngày nay, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu

Hoa hồng

Tuy chữa được nhiều bệnh nhưng phụ nữ mang thai không nên dùng hoa hồng - Ảnh: Intenet

Tuy chữa được nhiều bệnh nhưng phụ nữ mang thai không nên dùng hoa hồng - Ảnh: Intenet

Bạn sẽ ngạc nhiên khi loài hoa biểu tượng cho tình yêu có thể chữa được một số bệnh như tiêu viêm, tiêu sưng, hoạt huyết… Đối với chị em phụ nữ, hoa hồng đun sôi với nước hoặc phơi khô tán thành bột uống để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Bột hoa sau khi tán còn có tác dụng cầm máu, chữa băng huyết, đi cầu lỏng. Tuy nhiên, bạn không nên dùng khi mang thai vì nó sẽ có tác dụng ngược rất nguy hiểm. Ngoài ra, lá cây còn dùng chữa bạch cầu lao hoặc lá kết hợp với trái hồng sắc uống trị thấp khớp, nhọt, đái dầm, đái máu, tê thấp.

Đinh lăng

Đinh lăng được xem là loại thuốc bổ - Ảnh: Internet

Đinh lăng được xem là loại thuốc bổ - Ảnh: Internet

Đinh lăng thường được sử dụng như một loại thuốc tăng lực và thuốc bổ. Ăn đinh lăng giúp tăng chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đồng thời, những người bị suy nhược, gầy yếu, tiêu hóa kém… nếu ăn đinh lăng thường xuyên. Nó giúp bạn ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn và còn giúp tăng cân. Lá cây còn giúp bạn chữa cảm sốt, mụn nhọt sưng tấy, sưng vú, dị ứng mẩn ngứa, vết thương. Ở Ấn Độ, người ra dùng lá cây hạ sốt hiệu quả.

Thông thường, đinh lăng được sử dụng ở dạng bột, ngày dùng 2g trở lên hoặc thái miếng phơi khô để sắc uống. Ngoài ra, nhiều phụ huynh dùng lá đinh lăng đem phơi khô, lót dưới gối hoặc ga trải giường cho con để phòng bệnh kinh giật.

Khế

Khế được xem là món ăn vừa ngon vừa có có lợi cho sức khỏe - Ảnh: Internet

Khế được xem là món ăn vừa ngon vừa có có lợi cho sức khỏe - Ảnh: Internet

Khế được xem là món ăn vừa ngon vừa có có lợi cho sức khỏe thường ăn sống hoặc nấu kèm với một số món ăn để tạo độ chua. Theo nghiên cứu, ăn một quả khế mỗi ngày sẽ cung cấp 1/3 lượng vitammin C cần thiết cho cơ thể. Đây là loại quả có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau, hạ sốt. Đặc biệt trong mùa hè, uống nước ép khế giúp giải khát tốt đồng thời chữa sưng lợi, hết lở miệng.

Một số bài thuốc được nhiều người sử dụng và có rất hiệu quả, ví dụ như khi bị sưng đau, bạn lấy lá khế tươi, giã nát đắp lên vết thương; khi bị cảm nắng, bạn dùng 20 g lá khế tươi và 10 g lá chanh cho vào cối giã nát, lọc lấy nước cốt uống…

Ngọc lan

Tất cả bộ phận trên cây ngọc lan đều có tác dụng chữa bệnh - Ảnh: Intenet

Tất cả bộ phận trên cây ngọc lan đều có tác dụng chữa bệnh - Ảnh: Intenet

Ngọc lan hay còn có tên khác là ngọc lan hoa vàng, sứ hoa vàng hay hoàng lan. Hoa ngọc lan chứa tinh dầu có giá trị ngang với tinh dầu hoa hồng. Ngọc lan cũng chính là một cây nên có ở trong nhà vì nó có thể trị bệnh tuyệt vời.

Tất cả bộ phận trên cây ngọc lan đều có tác dụng chữa bệnh. Rễ, quả ngọc lan có tác dụng khư phong thấp, lợi hầu họng, kiện vị chỉ thống. Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt và giúp tinh thần hưng phấn. Hoa và quả cũng có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh…

Ngoài ra, vỏ cây ngọc lan có tác dụng trị ho, trị sốt và thường được dùng làm thuốc trị sốt rét cách nhật. Ở Malaysia và Philippines, người ta dùng thịt quả trộn với các loại thuốc khác trị bệnh phong thấp đau nhức rất hiệu quả.

DƯƠNG DƯƠNG (Tin8)

4,833 Read
215 Share
(305)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang