Theo nghiên cứu, tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm nếu bé được bú sữa non từ mẹ sau khi sinh vài giờ - Ảnh: Internet
1. Bỏ qua sữa non
Sữa non là loại sữa mẹ tiết ra sau khi đẻ trong tuần đầu, sữa có màu vàng nhạt, đặc sánh. Đây là thức ăn tốt nhất cho bé vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp bé chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Tuy nhiên, nhiều mẹ đã mắc sai lầm lớn khi thấy sữa có màu sắc không đẹp và không lỏng như sữa thường nên bỏ đi. Lời khuyên của các chuyên gia là sau khi sinh vài giờ mẹ nhất định nên cho bé bú loại sữa non quý này.
2. Bú sữa công thức (sữa bột) trước khi bú mẹ
Mẹ không nên cho bé bú sữa công thức trước khi bú sữa mẹ - Ảnh: internet
Hậu quả đầu tiên của điều này là bé dần không thích sữa mẹ, tiếp theo chính là tâm lý của mẹ cũng bị áp lực vì lo lắng con bỏ bú hoặc chê bú. Hơn nữa, nếu tình trạng con không chịu bú mẹ kéo dài, sữa mẹ có nguy cơ bị mất chất, bị chua, và nghiêm trọng hơn là có thể gây ứ đọng dẫn đến viêm tuyến vú ở mẹ. Điều đáng nói là hiện nay không ít bà mẹ mắc phải lỗi này khi cho bé bú sữa công thức trước khi bú mẹ.
3. Cho bé bú theo khung giờ nhất định
Mẹ không nên xác lập khung giờ quy định các cữ bú của bé - Ảnh: Internet
Mẹ canh giờ cho bé bú đúng cữ là điều không nên làm đối với trẻ đang ở giai đoạn bú mẹ. Mẹ nên dựa vào các dấu hiệu của bé để xem bé có cần bú hay không. Khi bé được bú theo nhu cầu, ý thích thì thể trạng của bé sẽ phát triển một cách nhanh chóng và tự nhiên nhất. Ngoài ra, việc cho bé bú khi bé thèm còn giảm thiểu những căng thẳng, mệt mỏi cho mẹ trong giai đoạn chăm con đấy.
4. Để bé bú quá lâu
Bé bú quá lâu khiến bé dễ bị đầy bụng và nôn trớ do hít nhiều không khí - Ảnh: Internet
Thời gian bé bú trung bình mỗi bầu vú tốt nhất khoảng 10 phút. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn cứ cho bé bú “thả ga” đến khi bé ngưng thì thôi, điều này dẫn đến lượng protein giảm dần đi trong sữa mẹ. Trong khi đó, lượng chất béo dễ dàng tăng cao khiến bé dễ bị đau bụng. Hơn nữa, bé có thể bị đầy bụng, nôn trớ do hít vào khá nhiều không khí. Ngoài ra, ti vú của mẹ sẽ dễ bị viêm nhiễm khi bé ngậm quá lâu.
5. Cho bé bú khi mẹ đang tức giận
Khi mẹ bực tức sẽ sản sinh ra một loại độc tố không tốt cho sữa mẹ - Ảnh: Internet
Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, điều mà mẹ ít biết là khi mẹ tức giận, hệ thần kinh giao cảm bị kích thích sẽ tiết ra một loại độc tố. Nếu bé bú mẹ trong khoảng thời gian này thường xuyên sẽ khiến các chức năng nội tạng như tim, gan, thận… của bé có thể bị ảnh hưởng dẫn đến khả năng kháng bệnh của bé suy giảm, chức năng tiêu hoá kém, làm bé chậm phát triển.
6. Bé bú sau khi mẹ tập thể dục
Mẹ nghỉ ngơi 30 phút sau khi vận động rồi mới cho bé bú - Ảnh: Internet
Trong quá trình làm việc nặng nhọc hoặc tập thể dục, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra rất nhiều axit lactic khiến sữa mẹ bị chua, làm giảm chất lượng của sữa và nguy hại cho sức khoẻ của bé. Vì vậy, người mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên hạn chế vận động hay nghỉ ngơi khoảng 30 phút sau khi tập thể dục để khôi phục thể trạng rồi mới cho bé bú.
HIỂU LINH (Tin8)