Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Khoa học Xã hội năm 1994, người phụ nữ mang nặng đẻ đau sinh ra ra là “mẹ” trong tiếng Việt, “mother” trong tiếng Anh, “mère” trong tiếng Pháp, “妈妈” (māma) trong tiếng Trung, мать trong tiếng Nga... Có thể thấy điểm chung của nhiều ngôn ngữ trên thế giới khi gọi mẹ đều bắt đầu bằng âm "m", cụ thể hơn còn gọi là “âm môi”. Theo nhà ngôn ngữ học, đây là âm mà chỉ cần mở môi là có thể phát âm được như "m" hay "b", nên trẻ con rất dễ dàng bập bẹ nói.
Tiếng Việt cổ gọi mẹ là “cái” và “nạ” như một cách gọi giống hay hành động cũng dùng để chỉ “mẹ” như “Con dại cái mang” hay “Quen việc nhà nạ lạ việc nhà chồng”. Một số gia đình miền Bắc xưa từng gọi mẹ là “đẻ”, tức người để ra mình. Hiện nay, cách gọi này rất hiếm và gần như không còn nữa.
“Mẫu thân” tức mẹ đẻ dùng trong các gia đình quý tộc thời phong kiến. “Bu” được dùng trong các gia đình thường dân. “Chị” được tồn tại trong thời kỳ chế độ đa thê.
Trước giải phóng, người dân Hà Nội gọi mẹ bằng “mợ”. Các tỉnh đồng bằng sông Hồng gọi là “bầm”, “ầm”, “u”. Huế gọi là “mạ”, “chị cả”. Còn cách gọi “mợ, thím, mạ” thường dùng trong những gia đình sinh con khó nuôi. Tùy vùng miền và thời điểm, từ "mẹ" được gọi bằng các cách khác nhau. Trước năm 1975, người Hà Nội dùng từ "mợ". Các tỉnh đồng bằng sông Hồng dùng từ "bầm, ầm, u". Người Huế dùng từ "mạ, chị cả". Cũng giai đoạn này, từ “me” xuất phát từ chữ "Mère" hoặc từ “măng” do Maman của tiếng Pháp.
Ngày nay, cách gọi phồ biến là: miền Bắc gọi “mẹ”, miền Trung gọi “mạ”, miền Nam gọi “má”. Ngoài ra, ở các địa phương xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh và Huế biến từ “mạ” thành “mệ”.
Theo thời gian, con cái khi thành gia lập thất và có cháu, từ mẹ sẽ được gọi bằng “bà”. Người Việt gọi đó là “lên chức” nhằm thể hiện sự tôn kính dành cho mẹ.
THÙY ĐAN (Tin8, Ảnh: Zing.vn)