Chế biến cá tươi sống để ăn ngay không hẳn đã tốt cho sức khỏe bằng cá chết được vài giờ
Từ trước đến nay chúng ta thường ăn và chế bến theo cách truyền thống mà người xưa truyền lại. Hiếm khi nào người ta đặt câu hỏi, ăn thế nào là đúng hoặc phản khoa học. Trên thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng cách ăn cá truyền thống là đúng. Mới đây, một phát hiện mới của các nhà khoa học nước ngoài đã cho thấy, việc ăn cá không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại, thậm chí dẫn đến tử vong.
Có thể vì món cá đã trở nên quá quen thuộc nên chúng ta xuề xòa không để ý tới vấn đề này. Theo nghiên cứu mới đây của các chuyên gia về dinh dưỡng, có đến 4 sai lầm phổ biến khi ăn cá đã từng gây họa cho nhiều người nhưng chúng ta không hề nhận ra. Các chuyên gia khuyên bạn hãy thay đổi cách lựa chọn và ăn cá để bảo vệ sức khỏe của mình. Dưới đây là những quan niệm sai lầm về cách ăn và chọn lựa cá mà ai cũng cho là đúng.
Cá tươi chứa nhiều độc tố hơn cá đã chết một vài giờ
Theo quan niệm bất hủ từ xưa truyền lại, cá phải càng tươi thì càng tốt cho món ăn và sức khỏe. Khi đi chợ, các bà nội trợ cũng chọn những con cá còn tung tăng bơi lội trong nước rồi đem về chế biến ngay. Cách làm này nhằm giữ nguyên hương vị tươi ngon của cá.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng thói quen lâu đời này chính là một sai lầm to lớn trong lựa chọn cá. Hiện nay môi trường sống đã bị ôm nhiễm nhiều, việc cá được đánh bắt trong tự nhiên hay là cá nuôi cũng đều nhiễm nhiều độc tố từ thức ăn và môi trường sống.
Như vậy, việc chúng ta lựa chọn cá còn sống rồi đem về chế biến ngay sẽ khiến người ăn vô tình ăn luôn cả độc tố còn tồn tại trong cá mà chưa kịp phân giải. Đó là chưa kể tới việc nếu cá có ký sinh trùng thì chúng vẫn còn sống và nhanh chóng xâm nhập vào cơ thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, cá còn tươi sống sẽ không diễn ra quá trình phân giải chất protein, các thành phần dinh dưỡng khác trên cá chưa được chuyển hóa, dẫn đến hương vị cá không phải ngon nhất nhưng chúng ta luôn nghĩ.
Các chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Để an toàn nhất khi ăn cá, tốt nhất sau khi bắt cá ra khỏi môi trường sống, bạn nên tiếp tục nuôi cá vài ngày ở môi trường nước ngọt rồi mới chế biến món cá.
- Cá sau khi chết, bạn đừng vội chế biến ngay mà hãy ngâm cá trong nước ít nhất 1 giờ đồng hồ hoặc ướp chúng trong tủ lạnh. Việc tách cá khỏi môi trường sống 1-2 ngày rồi mới "thịt" như vậy sẽ giúp giảm thiểu dư lượng độc tố trong cá, hạn chế độc tố gây hại cho cơ thể. Cá được giết thịt và ướp trong vài giờ hoàn toàn khác với khá bị ươn.
Ăn cá sống dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan
Ăn cá sống dễ bị sán lá gan
Một số người thích ăn cá sống sashimi tươi ngon (ví dụ như món gỏi cá) song cách chế biến này vô cùng nguy hiểm cho gan. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng ăn cá sống là cách nhanh nhất đưa ký sinh trùng sán lá gan vào cơ thể, khiến cho bạn mắc bệnh sán lá gan và nghiêm trọng hơn là khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư. Trong một số báo cáo y tế, bệnh gan mật bộc phát chủ yếu là do bệnh sán lá gan.
Việc ăn cá sống như vậy nói riêng và ăn các món sống nói chung sẽ khiến sán lá gan thâm nhập vào cơ thể bạn. Các món thủy sản nói chung như tôm, cá, ốc đều có xác xuất nhiễm ký sinh trùng rất cao do môi trường sống của chúng bị ô nhiễm.
Nếu bạn thấy cơ thể có các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, đau gan hay gan phồng to, chóng mặt… sau khi ăn cá, bạn nên đến bệnh viện ngay để khám. Nhiều ca nhiễm trùng nghiêm trọng đã dẫn đến bệnh xơ gan cổ trướng, thậm chí là tử vong.
Nhiều người lầm tưởng rằng việc chấm cá sống với các gia vị sẽ giúp tiêu diệt sán lá gan nhưng không phải vậy. Gia vị nói chung như các loại nước tương, mù tạt, rượu, giấm, chanh… không thể giết chết các loại ký sinh trùng. Thậm chí cả khi bạn nhúng chúng vào nước nóng tới 90 độ C mà thời gian nấu không đủ thì cũng không thể khiến các ký sinh trùng, giun sán bị tiêu diệt.
Điều nguy hiểm hơn là một số ký sinh trùng sán lá gan khi lọt vào cơ thể sẽ không gây ra biểu hiện gì khác biệt và ủ bệnh tới 10 năm mới bộc phát. Đến khi bạn phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn.
Ăn mật cá giải độc trở thành trúng độc
Theo kiến thức Đông y, mật cá giống như một liều thuốc giúp giải độc. Nhiều bệnh như đau đầu, viêm họng hay viêm tắc mạch ác tính được dùng mật cá để điều trị rất hiệu quả. Dân gian cũng lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để tăng cường thị giác, giúp giảm ho, mắt sáng, thanh nhiệt giải độc. Nhiều người rất sợ vị đắng của mật cá nhưng nhắm mắt ráng “nuốt” để tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó chưa hẳn là có lợi như chúng ta vẫn nghĩ.
Nghiên cứu của các chuyên gia dĩnh dưỡng đã chỉ ra rằng, trong mật cá có chứa một chất mang tên Carp alcohol sulfate sodium hòa tan trong nước là độc tố vô cùng độc hại, có thể gây ngộ độc thậm chí là đe dọa tính mạng.
Nguy hiểm hơn, loại độc tố này còn có khả năng chịu nhiệt rất tốt, không thể dễ dàng bị tiêu diệt. Chính vì vậy, dù là mật cá đã được nấu chín hay ngâm qua rượu cũng không thể tránh được nguy cơ ngộ độc. Khi bạn ăn mật cá, nếu cơ thể phản ứng mạnh với chất gây ngộ độc, hiện tượng nhiễm độc sẽ xảy ra nhanh hơn với diễn biến vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong rất cao. Những biểu hiện nhiễm độc nhẹ như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, đau tức vùng gan, đau thận… Nếu một khi đã ngộ độc mật cá, nếu không kịp thời cứu chữa có thể gây ra chứng tổn thương gan, suy thận và cuối cùng là tử vong. Nuốt mật càng lớn thì nguy cơ tử vong càng cao.
Chính vì vậy, nếu cơ thể đang khỏe mạnh, bạn tuyệt đối không nên ăn mật cá, nhất là những mật cá đã bị vỡ dính vào thịt cá. Trong trường hợp bạn cần ăn để trị bệnh thì phải làm theo hướng dẫn sát sao của bác sĩ Đông y.
Ăn cá lúc đói bụng có thể dẫn đến bệnh thống phong (gút)
Cá là một thực phẩm rất tốt cho những người giảm cân vì nó chứa đủ lượng đạm cần thiết, không có quá nhiều protein như thịt. Tuy vậy, một số người giảm cân lại chọn ăn cá thay cơm. Ăn cá lúc bụng đang đói rất có hại cho sức khỏe. Thói quen này có thể dẫn đến bệnh gút.
Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do quá trình tích tụ chất acid uric lâu dài trong máu dẫn đến hàm lượng purin trong cơ thể cao, uric axit purine chuyển hóa làm các mô bị tổn thương. Cá rất giàu purine, nếu bạn ăn nhiều cá khi đang đói bụng sẽ khiến cho chất này nhanh chóng thấm vào cơ thể, làm mất cân bằng lượng axit trong người. Việc ăn cá thường xuyên khi bụng đói sẽ khiến cho bệnh gút ngày càng trầm trọng hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo trước khi ăn cá bạn nên ăn một số thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp như ngũ cốc, cháo kiều mạch, khoai môn… để lót dạ. Trong bữa ăn có thể nên ăn một chút tinh bột như khoai lang, ngô ngọt, khoai tây… để cân bằng độ pH cho cơ thể, giảm purine gây tổn hại sức khỏe.
NGÂN CA (Tin8, Theo Health/People)