Những bài học cha mẹ Do Thái dạy con là chìa khóa tạo nên một dân tộc có trí tuệ hơn người

Ngày đăng: 23/03/2018
2,277 Read
151 Share
Người Do Thái chỉ chiếm 13 triệu dân số thế giới nhưng lại có hơn 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Được xem là thông minh nhất thế giới, người Do Thái luôn có những thành tựu về khoa học khiến cả thế giới phải thán phục. Và, phương pháp dạy con chính là chìa khóa đầu tiên tạo nên một dân tộc khiến cả thế giới ngả mũ cảm phục.

Người Do Thái chỉ chiếm 13 triệu dân số thế giới nhưng lại có hơn 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel. Được xem là thông minh nhất thế giới, người Do Thái luôn có những thành tựu về khoa học khiến cả thế giới phải thán phục. Và, phương pháp dạy con chính là chìa khóa đầu tiên tạo nên một dân tộc khiến cả thế giới ngả mũ cảm phục.

Trí tuệ đến từ sự im lặng

Luis là một cậu bé 7 tuổi người Do Thái. Một hôm, cậu bé từ trường về và nói với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay ở trận đá bóng, trước khi vào sân, bạn Parker sợ đến nỗi hai chân run lập cập, haha… Còn bạn Hanna nữa, đầu bạn ấy giống như đống cỏ khô vậy, chúng con đều gọi bạn ấy là Nữ hoàng sư tử…”

“Luis”, mẹ ngắt lời: “Con còn nhớ mẹ từng kể câu chuyện về cái lưỡi không?”“Con nhớ ạ”. Cậu bé bắt đầu nhớ lại câu chuyện mà mẹ kể: “Ngày xưa, có một ông chủ sai người hầu của mình ra chợ tìm mua thứ ngon nhất trên đời, người hầu đó mua một chiếc lưỡi mang về. Vài ngày sau, ông chủ đó lại sai người hầu ra chợ mua một thứ không ngon nhất về, kết quả là người đó vẫn mua về một chiếc lưỡi”.

Đợi Luis kể xong, mẹ hỏi: “Câu chuyện này nói với chúng ta điều gì nhỉ?“. Luis trả lời: “Thứ ngon nhất trên đời cũng là cái lưỡi, thứ không ngon nhất cũng là cái lưỡi, bài học trong câu chuyện này là… nhắc nhở chúng ta không được nói lung tung!”.

Người Do Thái rất ghét những kẻ “lắm lời” (Ảnh minh họa: kienthuc.net)

Cha mẹ Do Thái đều dạy con cái họ một câu ngạn ngữ cổ là: “Thượng Đế tạo cho con người hai cái tai, một cái miệng, là để chúng ta nói ít, nghe nhiều”… Khác với những bậc cha mẹ thường bỏ qua khuyết điểm của trẻ với lý do “chúng còn quá nhỏ” thì cha mẹ Do Thái sẽ ngay lập tức nhắc nhở con bất cứ khi nào chúng phạm lỗi lầm.

Đặc biệt, người Do Thái rất ghét những kẻ “lắm lời”. Do đó, chúng ta luôn thấy rằng họ rất kiệm lời. Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là họ không thân thiện, không biết giao tiếp. Đối với họ, những người luôn thao thao bất tuyệt, khoe khoang mình trước mặt người khác thường là những kẻ ngốc nghếch; còn người biết lắng nghe mới là người thông minh. Vì thế, người Do Thái đã lưu truyền câu nói: “Khi kẻ ngốc cười phá lên thì người thông minh chỉ im lặng”.

Trí tuệ đến từ sách

Nếu một đứa trẻ Do Thái được hỏi: “Con sẽ đem theo vật gì ra ngoài nếu không may nhà bị cháy?”, lập tức đứa trẻ đó sẽ trả lời: “Những cuốn sách!”. Trong các gia đình Do Thái luôn có một tủ sách. Họ duy trì thói quen đọc sách và học tập không ngừng từ đời này sang đời khác.

Lúc con được vài tháng tuổi, bà mẹ Do Thái dạy con thói quen thích đọc sách bằng cách ẵm ngửa con, nhỏ vài giọt mật ngọt ở mỗi trang sách và cho bé liếm. Khi đó, trong nhận thức non nớt của đứa bé, sách là một thứ thật ngọt ngào và hấp dẫn. Ngoài ra, họ cũng dùng nước hoa xức lên sách để kích thích trí tò mò và thu hút lũ trẻ.

“Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”. (Ảnh minh họa: twitter)

Những bà mẹ Do Thái cũng luôn nhắc nhở con cái một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

Trí tuệ từ tư duy khác biệt

Năm 1946, người cha dẫn con đến thành phố Houston (Mỹ) buôn bán đồ uống. Một hôm, người cha gọi con trai đến và hỏi:

“Con biết giá trị một cân đồng là bao nhiêu không?”.

“Dạ thưa cha, 35 xu ạ” – cậu bé đáp chắc nịch.

“Không sai, bây giờ tất cả mọi người ở bang Texas đều biết giá mỗi cân đồng là 35 xu. Nhưng đối với người Do Thái chúng ta, con nên biết mỗi cân...

2,277 Read
151 Share
(206)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang