Nhẫn – Phẩm chất cao quý đã hồi sinh Nhật Bản từ đống tro tàn chiến tranh thành cường quốc

Ngày đăng: 25/02/2018
3,915 Read
243 Share
Quay ngược dòng lịch sử, Nhật Bản đã từng là những quốc gia kiệt quệ và đổ nát sau chiến tranh. Thế nhưng, họ đã từng bước khôi phục, phát triển để rồi trở thành cường quốc như ngày nay. Đi tìm yếu tố đã giúp xứ sở hoa anh đào làm nên kỳ tích, người ta nhận ra rằng dân tộc ấy có một phẩm chất khiến cả thế giới nghiêng mình thán phục: “nhẫn”.

Quay ngược dòng lịch sử, Nhật Bản đã từng là những quốc gia kiệt quệ và đổ nát sau chiến tranh. Thế nhưng, họ đã từng bước khôi phục, phát triển để rồi trở thành cường quốc như ngày nay. Đi tìm yếu tố đã giúp xứ sở hoa anh đào làm nên kỳ tích, người ta nhận ra rằng dân tộc ấy có một phẩm chất khiến cả thế giới nghiêng mình thán phục: “nhẫn”.

Ai từng đến nước Nhật đều biết, khác với người Trung Quốc ngày nay có thói hơi chút là đập bàn quăng ghế, người Nhật rất chú trọng lễ phép và nhẫn nhịn. Nói cách khác, họ thường rất có lý trí. Dĩ nhiên không phải là nói nước Nhật không có những người trẻ phẫn chí. Đất nước họ vẫn có, và cũng chẳng ít, nhất là những thanh niên phái hữu, nhưng nếu so với số đông trong xã hội thì họ chỉ ngẫu nhiên gây ra chút sóng gió nhỏ mà thôi.

Người Nhật rất chú trọng lễ phép và nhẫn nhịn. (Ảnh dẫn qua: caritasvietnam)

Câu chuyện nhẫn chịu suốt 800 năm của Thiên Hoàng Nhật Bản

Ngược dòng lịch sử, bắt đầu từ chuyện nhẫn nhịn của Thiên Hoàng Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, Thiên Hoàng được coi là hoá thân của thần thánh tại thế gian, nhưng từ triều Nguyên Lại, sau khi lập ra Mạc Phủ Liêm Thương (tức Kamakura Bakufu) vào năm 1192 (có thể còn sớm hơn) thì Thiên Hoàng chỉ còn là bù nhìn, mất toàn bộ quyền lực.

Mãi cho tới năm 1868 khi phương Tây xâm nhập nước này, phái chống Mạc Phủ lập quân đội đánh đổ Mạc Phủ, tống khứ viên tướng cuối cùng của Mạc Phủ và công bố chiếu thư “Vương Chính Phục Cổ Đại Hiệu Lệnh” của Thiên Hoàng, trả lại toàn bộ quyền lực vào tay Thiên Hoàng rồi bắt đầu cuộc Duy Tân Minh Trị. Đến đây mới chấm dứt lịch sử 800 năm Thiên Hoàng mất quyền cai trị đất nước. Thời gian dài đến thế mà Thiên Hoàng vẫn nhẫn nhịn được!

Sức nhẫn chịu đáng kinh ngạc của một kẻ bại trận

Khi hai trái bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki vào tháng 8 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ 2 đã thật sự chấm dứt trên một nước Nhật điêu tàn với 3 triệu người chết và mất tích, 40% đô thị bị phá hủy. Những thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nagoya, Kobe, Kagoshima trở thành bình địa.

Bại trận và phải ký hiệp ước đầu hàng phe đồng minh, Nhật mất tất cả từ các thuộc địa trước đây lẫn chủ quyền vì là nước bị chiếm đóng. Những khoản bồi thường khổng lồ sau chiến tranh càng khiến tương lai của đất nước Phù Tang trở nên tăm tối mù mịt hơn bao giờ hết.

Thành phố Hiroshima (Ảnh dẫn qua:The Nation)
Thủ đô Tokyo điêu tàn vì bom đạn (Ảnh dẫn qua: chungta.com)

Nhưng người dân Nhật không đánh mất ý chí. Kẻ bại trận ý thức về thân phận của mình, hiểu rằng đó là cái giá phải trả cho những tội ác chiến tranh đã gây ra và chỉ nung nấu một hi vọng duy nhất: vực dậy đất nước. Bỏ qua niềm tự hào dân tộc ghê gớm, người Nhật đã ngay lập tức gạt bỏ nỗi đau của kẻ thua trận, thẳng thắn thừa nhận những sai lầm của mình và dồn toàn tâm toàn chí vào xây dựng lại đất nước.

Sau 1945, vì thiếu lương thực nên thực phẩm được phân phối theo tiêu chuẩn . Người dân xếp hàng chờ mua thực phẩm (Ảnh dẫn qua: chungta.com)

Trong khi các cường quốc lao vào cuộc chạy đua vũ trang thì người Nhật chọn nhẫn nhục chấp nhận trở thành một quốc gia không còn quyền lực chính trị. Họ đã sáng suốt từ chối một số trách nhiệm chính trị và lặng lẽ sống trong sự che chở, bảo hộ của Mỹ. Nói cách khác, họ ra khỏi cái tiếng của cường quốc chính trị để tập trung làm giàu cho đất nước của mình. Từ một dân tộc hiếu chiến, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia dân chủ theo kinh tế tư bản. Và bây giờ, họ được mời trở lại như một cường quốc chính trị, được khuyến khích, thậm chí được thúc giục trở thành một cường quốc chính trị. Họ đã thắng ngay sau khi vừa thua.

Người dân Nhật không đánh mất ý chí. Họ ý thức về thân phận của kẻ bại trận nên càng hy vọng về sự trỗi dậy của đất nước nhiều thiên tai và nghèo tài nguyên. (Ảnh dẫn qua: japo.vn)

Câu chuyện thần kỳ của Nhật đã được cả thế giới biết đến khi chỉ 10 năm sau chiến tranh, nền kinh tế đã bước đầu khôi...

3,915 Read
243 Share
(433)
:
TIN BÀI NÓNG!!!
Đăng nhập
Quên mật khẩu
Đăng ký
Về đầu trang